Tin tức
Viêm phế cầu khuẩn gây ra bệnh gì? Phải làm sao để phòng ngừa hiệu quả?
1. Viêm phế cầu khuẩn gây ra những bệnh gì?
Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae thường được gọi là phế cầu khuẩn. Trên thực tế có nhiều chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau và có thể gây ra nhiều căn bệnh khác nhau.
Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp
Thông thường phế cầu khuẩn xuất hiện ở những vùng như mũi, họng và thường không gây bệnh đối với những trường hợp khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già thì phế cầu khuẩn lại có thể dễ dàng gây bệnh, thậm chí nhiều trường hợp trẻ em đã tử vong vì những bệnh từ phế cầu khuẩn gây ra.
Những bệnh do phế cầu khuẩn có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch vì nó lây lan dễ dàng qua đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt khi họ ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh thì rất dễ bị lây nhiễm khuẩn bệnh.
Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều loại bệnh và thường gặp nhất là 4 loại bệnh dưới đây:
-
Phế cầu khuẩn gây viêm phổi
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là những trường hợp rất dễ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn. Đặc biệt bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tình trạng viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể gây ra một số triệu chứng như sau: Ho nhiều, ớn lạnh, vã mồ hôi, trẻ quấy khóc, bỏ bú, có hiện tượng thở nhanh, sốt cao,…
Mẹ cần lưu ý, những biểu hiện này khá giống với triệu chứng của bệnh cảm cúm nhưng mức độ của chúng thường nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn. Do đó, các bậc phụ huynh nên quan sát các biểu hiện của trẻ, theo dõi để nhận biết những thay đổi của trẻ và kịp thời đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kịp thời xử trí, tránh để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh nhân bị viêm phế cầu khuẩn có biểu hiện ho nhiều
-
Phế cầu khuẩn gây bệnh viêm màng não
Viêm phế cầu khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não. Những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ em dưới 2 tuổi. Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, quấy khóc liên tục, mệt mỏi, đau đầu, giảm trương lực cơ, thóp phồng,… Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, để lại di chứng thần kinh, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
-
Phế cầu khuẩn gây viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai và thường do tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp gây ra, đặc biệt là viêm phế cầu khuẩn. Tỷ lệ bệnh nhân là trẻ nhỏ chiếm đến 80% số ca mắc bệnh. Khi bị viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, trẻ thường sốt cao, quấy khóc, thường xuyên chán ăn, bỏ bú, thường xuyên dụi tai, đau vùng tai, tiêu chảy,…
Trẻ khỏe mạnh có thể bị lây bệnh viêm tai giữa do tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị bệnh, phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi tại nhà, không nên đến các khu vui chơi, lớp học để gây lây lan bệnh. Cha mẹ cũng cần lưu ý đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe của trẻ, đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh trong tương lai.
Sốt là một biểu hiện của bệnh
-
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn
Ngoài những bệnh đã kể đến phía trên, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Đây là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn trong máu quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cơ tử vong cho bệnh nhân. Một số triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải như rối loạn đông máu, tình trạng sốt cao đột ngột, bệnh nhân mê man hoặc mất ý thức, nước tiểu giảm.
Có thể nói rằng, viêm phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, phòng ngừa phế cầu khuẩn là một trong những biện pháp rất quan trọng và hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.
2. Tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản và hữu hiệu để phòng ngừa phế cầu khuẩn
- Trước hết để phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm những bệnh lý về đường hô hấp do viêm phế cầu khuẩn gây ra, bạn cần tránh các yếu tố tiếp xúc như sau:
+ Sau khi tiếp xúc với những bề mặt nơi công cộng cần thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
+ Nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người.
+ Tránh tiếp xúc với những đối tượng đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp
Tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Như đã nói ở phía trên, phế cầu khuẩn thường tồn tại lành tính ở đường hô hấp, vì thể những biện pháp như tăng cường sức đề kháng, giữ ấm, vệ sinh vùng mũi họng,… chỉ có thể giúp phòng ngừa bệnh một phần. Phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin.
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn (Synflorix) để được phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Đây là cách giúp giảm thiểu đáng kể biến chứng bệnh, tỷ lệ tử vong và đồng thời giúp giảm thời gian và chi phí chữa bệnh.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn tiêm chủng. MEDLATEC có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
- Vắc xin được nhập từ các hãng uy tín trên thế giới và được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn nên đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Khách hàng được thăm khám sàng lọc sức khỏe trước tiêm, đồng thời được theo dõi sức khỏe sau tiêm để kịp thời xử lý khi có sự cố.
Khách hàng có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn thêm về lịch tiêm phòng cũng như các vấn đề về sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!