Tin tức

Viêm phế quản co thắt và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 11/08/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Viêm phế quản co thắt là biến chứng nặng của bệnh viêm phế quản. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng MEDLATEC tìm hiểu và đưa ra những phương pháp chữa trị kịp thời nhé!

1. Tổng quan về bệnh viêm phế quản co thắt

viêm phế quản co thắt còn được gọi với tên khác là viêm phế quản dạng hen do virus và ký sinh trùng trong đường hô hấp gây nên. Các cơ phế quản bị viêm tạo nên các cơn co thắt dẫn đến lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời. Không khí trong phổi kém lưu thông, ống phế quản bị viêm làm tăng bài tiết chất nhầy khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè, thở rít và ho có nhiều đờm.

Cơ phế quản bị viêm tạo nên các cơn co thắt dẫn đến lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời

Cơ phế quản bị viêm tạo nên các cơn co thắt dẫn đến lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc phải viêm co thắt phế quản, nhất là trong thời điểm giao mùa. Bệnh có thể xảy ra ở người lớn do nguyên nhân khác nhau.

2. Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm phế quản co thắt

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc cá nhân bị hen suyễn hoặc mẫn cảm với tác nhân dị ứng với những thứ như phấn hoa, nấm mốc, bụi, lông động vật hoặc phụ gia thực phẩm,...

  • Đường hô hấp bị nhiễm trùng.

  • Các chất kích thích đường hô hấp từ không khí như khói, ô nhiễm không khí, môi trường, không khí lạnh hoặc khô cũng là nguyên nhân gây co thắt phế quản.

  • Hệ miễn dịch kém: Thay đổi thời tiết thất thường, nhất là thời điểm giao mùa dễ khiến người bệnh dễ bị viêm phế quản co thắt.

  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Khi sức đề kháng yếu đi, những loại virus, vi khuẩn thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng như virus hợp bào đường hô hấp, các loại vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, H.influenzae,... hoạt động mạnh lên, độc tính tăng gấp bội gây viêm co thắt ở phế quản.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Tác dụng phụ từ các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, aspirin hoặc NSAID.

  • Rối loạn đường tiêu hóa.

  • Căng thẳng tâm lý.

  • Nhiễm phải chất độc hóa học.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh

  • Thường xuyên bị hụt hơi, ho dai dẳng kéo dài.

  • Sốt nhẹ, ngứa họng như có dị vật mắc ở trong cổ họng, sổ mũi.

  • Thở khò khè.

  • Tức ngực, khi thở lồng ngực hóp lại.

  • trào ngược dạ dày, thường xuyên buồn nôn trước và sau khi ăn.

Khó thở là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của bệnh

khó thở là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của bệnh

Khi có dấu hiệu của viêm co thắt phế quản, bạn nên thăm khám và điều trị bệnh kịp vời vì bênh có thể gây nên một số biến chứng sau:

  • Suy hô hấp.

  • Viêm tai giữa.

  • Viêm phổi.

4. Làm sao để biết mình bị viêm phế quản co thắt?

Viêm phế quản co thắt là biến chứng nặng hơn của bệnh viêm phế quản. Đến với chuyên khoa hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, tận tâm với nghề, bệnh viện có nhiều máy móc, trang thiết bị khám bệnh hiện đại giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Ngoài các triệu chứng lâm sàng của bệnh, để chắc chắn, tại MEDLATEC bạn có thể chẩn đoán bệnh viêm phế quản co thắt bằng những phương pháp sau:

  • Chụp X-quang phổi: phương pháp này được sử dụng để chụp ảnh phổi của bạn và giúp kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm phổi.

  • Chụp CT scan phổi: đánh giá chính xác nhất những tổn thương.

Chụp CT là một trong những phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh

Chụp CT là một trong những phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh

5. Phòng ngừa bệnh như thế nào

Ông cha ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy chúng ta không nên có bệnh mới đi điều trị mà phải ngăn chặn nó đầu tiên. Một số phương pháp phòng ngừa viêm co thắt phế quản như:

  • Ngăn ngừa các vi khuẩn kí sinh ở mũi bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, vitamin,... Trước khi chế biến phải vệ sinh sạch sẽ.

  • Nói không với thuốc lá.

  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá.

  • Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe.

6. Điều trị viêm phế quản co thắt như thế nào

Tùy theo mức độ của bệnh chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Đa số bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để điều trị.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm phế quản co thắt gây ra bởi virus, bác sĩ sẽ chữa trị các triệu chứng đi kèm. Với nguyên nhân gây bệnh bởi vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc các loại kháng sinh như nhóm beta lactam, macrolid, cephalosporin,...

Điều trị triệu chứng gây bệnh

Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự kê đơn, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

  • Sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt nếu có triệu chứng sốt trên 38.5 độ C.

  • Dùng thuốc long đờm (thường là N - acetylcystein) cho những trường hợp ho có đờm, ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.

  • Sử dụng phương pháp điện giải oresol để bù nước nếu cơ thể bị mất nước.

  • Khi người bệnh có dấu hiệu khó thở, theophylin và salbutamol là những loại thường được sử dụng để giãn phế quản.

Sử dụng thuốc kháng sinh thường là phương pháp thường sử dụng để điều trị bệnh

Sử dụng thuốc kháng sinh thường là phương pháp thường sử dụng để điều trị bệnh

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể kết hợp thực hiện một số phương pháp sau để bệnh mau khỏi:

  • Uống nhiều nước ấm.

  • Nếu bị sốt dưới 38,5 độ C, bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh để hạ sốt.

  • Vệ sinh mũi và họng thường xuyên.

  • Xông hơi ẩm.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm phế quản co thắt. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi thăm khám chất lượng, tiện nghi. Hãy đến với chuyên khoa hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Đặc biệt với sự thăm khám trực tiếp của PGS. TS Hoàng Thị Phượng nguyên trưởng khoa Lao và Bệnh phổi - Viện Phổi Trung ương.

Đừng chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, nên thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm phế quản co thắt. Đừng ngần ngại, hãy nhấc máy lên và gọi đến tổng đài 1900 565656 để được các chuyên gia của MEDLATEC gia tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.