Tin tức
Viêm tụy mạn tính có nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
- 13/10/2020 | Bệnh viêm tụy cấp và những phương pháp điều trị đang được áp dụng
- 20/01/2021 | Cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về bệnh viêm tụy cấp
- 11/01/2021 | Viêm tụy cấp nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi
1. Tụy có vai trò gì với cơ thể?
Hệ tiêu hóa con người gồm nhiều cơ quan đảm nhiệm vai trò khác nhau, trong đó có tụy. Về hình dạng, tụy là cơ quan hình chiếc lá dài, kích thước tương đối nhỏ nằm khuất sâu trong thành ổ bụng. Đây vừa là cơ quan nội tiết, vừa là cơ quan ngoại tiết với vai trò như sau:
Vai trò nội tiết
Tụy là cơ quan nhỏ nhưng quan trọng của hệ tiêu hóa
Duy trì nồng độ glucose trong máu, nếu chức năng này bị rối loạn có thể gây ra đái tháo đường.
Vai trò ngoại tiết
Tụy sản xuất ra nhiều enzyme tiêu hóa, đi cùng với dịch mật đổ vào tá tràng để thực hiện nhiệm vụ phân giải thức ăn thành những chất đơn giản hơn cơ thể có thể hấp thu và hòa tan vào máu.
2. Viêm tụy mạn tính là gì?
Tổn thương tụy do nhiều yếu tố sẽ gây ra viêm tụy cấp tính, đây là những tổn thương có thể phục hồi. Tuy nhiên nếu nhiều đợt viêm tụy cấp tính cùng xảy ra liên tiếp nhau sẽ dẫn đến những tổn thương không hồi phục, gây xơ hóa, mô tụy bị phá hủy và chức năng tụy bị rối loạn.
Viêm tụy mạn tính có nguyên nhân phổ biến nhất là do rượu
Bệnh nhân bị viêm tụy mạn tính có thể là kết quả của một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp, song đặc điểm là chúng gây viêm tụy cấp tái lại nhiều lần. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là:
2.1. Rượu
Khoảng 70% trường hợp viêm tụy mạn là do rượu. Ở những bệnh nhân viêm tụy này, trung bình họ nạp vào cơ thể 150g cồn và liên tục trong khoảng 5 năm. Người bệnh ban đầu thường có triệu chứng đau bụng dữ dội cách xa nhau khi sức khỏe tụy còn đảm bảo, sau gần nhau hơn và mức độ đau nặng hơn. Khi tiến triển thành viêm tụy mạn tính, cơn đau sẽ âm ỉ kéo dài và khiến bệnh nhân suy kiệt do kém hấp thu dinh dưỡng.
2.2. Hóa chất
Hóa chất từ thuốc lá hoặc môi trường sống, thuốc uống hoặc rối loạn chuyển hóa do tăng calci máu, tăng lipid máu, suy thận mạn tính,… cũng là nguyên nhân gây ra viêm tụy mạn.
2.3. Nguyên nhân khác
Cần cẩn thận với các trường hợp viêm tụy mạn tính do sự tắc nghẽn kéo dài trong bệnh lý: tắc nghẽn ống tụy mật, rối loạn cơ vòng, nang tá tràng,…
Nhiều trường hợp viêm tụy mạn tính là biến chứng của dị tật di truyền hoặc bệnh lý tự miễn và có trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Cần cẩn thận với các trường hợp viêm tụy mạn tính do sự tắc nghẽn kéo dài trong bệnh lý: tắc nghẽn ống tụy mật
3. Điều trị viêm tụy mạn tính như thế nào?
Điều trị viêm tụy mạn tính cần đạt được 3 mục tiêu:
-
Giảm đau và giảm triệu chứng.
-
Điều trị và ngăn ngừa biến chứng suy dinh dưỡng, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa.
-
Cải thiện dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của người bệnh.
Cụ thể, tùy theo chẩn đoán mức độ bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị với một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
3.1. Điều trị nội khoa
Trước hết, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với nguyên tắc: hạn chế chất béo, hạn chế caffeine và rượu. Đồng thời, thay vì ăn thành 3 bữa chính thông thường, nên chia nhỏ bữa ăn hơn để ăn thường xuyên hơn với lượng ít hơn, tránh chất dinh dưỡng quá nhiều khó tiêu hóa và hấp thu. Nếu đang sử dụng thuốc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét biện pháp thay thế.
Điều trị bằng thuốc giúp khắc phục các triệu chứng sau:
Đi ngoài phân mỡ
Có thể điều trị bằng chế phẩm tụy hoạt độ lipase cao kết hợp với natri bicarbonat hoặc thuốc đối kháng receptor H2, thuốc ức chế bơm Proton. Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Đau thứ phát
Viêm tụy mạn tính thường gây đau bụng kéo dài, để giảm triệu chứng này bệnh nhân thường được xem xét dùng thuốc giảm đau hoặc enzyme tụy.
Điều trị nội khoa giúp ngừa biến chứng viêm tụy mạn
Đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp của viêm tụy mạn tính, để khắc phục tình trạng này thì sử dụng insulin sẽ đem lại hiệu quả cao.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị nội khoa thường chỉ giúp khắc phục triệu chứng và biến chứng tạm thời, không thể giải quyết bệnh triệt để. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc nguy cơ biến chứng cao, bệnh nhân cần được điều trị ngoại khoa. Mỗi phương pháp sẽ có chỉ định riêng cho từng bệnh nhân.
Phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn ống tụy
Nếu viêm tụy mạn tính có xuất hiện nang giả dai dẳng gây ra nhiều biến chứng khác thì phẫu thuật dẫn lưu nang để loại bỏ tắc nghẽn ống tụy là cần thiết. Đôi khi phẫu thuật chỉ nhằm mục đích giảm đau. Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể đảm bảo lưu thông mật, loại trừ bệnh đường mật.
Phẫu thuật cắt tụy
Với trường hợp viêm tụy tiến triển mạn tính, triệu chứng dai dẳng thì có thể phải xem xét cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tụy. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể đem đến kết quả khác nhau, nhiều trường hợp gây ra thiểu năng tụy.
Phẫu thuật dẫn lưu ống tụy
Phương pháp này hiệu quả với trường hợp tắc nghẽn ống tụy ở đoạn cuối tá tràng, có thể làm giãn ống hoặc cắt nối giúp lưu thông ống tụy. Sau phẫu thuật này, 80% bệnh nhân viêm tụy mạn tính giảm đau và ngăn ngừa biến chứng bệnh.
Điều trị ngoại khoa giúp kiểm soát bệnh viêm tụy tốt hơn
Kỹ thuật cắt đám rối thần kinh
Đây cũng là một trong các kỹ thuật được áp dụng trong điều trị viêm tụy mạn tính, tuy nhiên nguy cơ biến chứng cao và kết quả không tốt nên không phổ biến.
Như vậy, viêm tụy mạn tính là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, gây nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa chưa có biện pháp điều trị triệt để cũng như phục hồi hoàn toàn chức năng của tuyến tụy, bệnh nhân chỉ có thể kiểm soát và làm thuyên giảm phần nào triệu chứng bệnh. Do đó, phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực giữ vai trò quan trọng trong đẩy lùi và phòng ngừa biến chứng bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!