Tin tức
Vùi dương vật ở trẻ em có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị vùi dương vật
- 01/09/2023 | Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, nhận biết và điều trị
- 01/10/2024 | Vùi dương vật ở trẻ em có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị vùi dương vật
- 01/10/2023 | Lún dương vật ở trẻ: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
1. Vùi dương vật ở trẻ em là gì?
Thông thường, dương vật được bao bọc trong một lớp da và nằm lộ ra bên ngoài cơ thể. Đa số các bé trai sinh ra có lớp da tại vùng dương vật và bìu được phân bố bình thường, nhưng cũng có trẻ mắc vùi dương vật.
Vùi dương vật (Burried penis) xảy ra khi dương vật bình thường bị vùi lấp vào các mô dưới da trước xương mu, thường đi cùng với hẹp bao quy đầu, cản trở quá trình đi tiểu bình thường của trẻ. Khi để lâu không can thiệp, dị tật này gây ra những biến chứng nhiễm trùng đường tiểu, viêm quy đầu xơ và tắc.
Tuy bị ẩn nhưng kích thước trung bình và hoạt động của dương vật vẫn như bình thường. Trong những trường hợp mắc vùi dương vật nghiêm trọng, thân và đầu dương vật có thể không nhìn thấy được.
Dương vật bình thường và tình trạng vùi dương vật
Nguyên nhân gây ra vùi dương vật ở trẻ em
Bé trai có thể gặp phải tình trạng vùi dương vật bẩm sinh do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Trẻ gặp phải vấn đề về da và lớp mỡ bao quanh dương vật từ khi còn trong bụng mẹ.
- Trẻ thừa cân ngay khi sinh ra, có quá nhiều mỡ tích tụ trên xương mu.
- Lớp màng bìu bám vào đầu dương vật của trẻ thay vì gốc dương vật, gây ra dính liền.
2. Vùi dương vật ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khi đã chẩn đoán bé bị vùi dương vật, phẫu thuật có thể giúp dương vật dài và thẳng ra. Việc điều trị sớm vùi dương vật là rất cần thiết, đặc biệt cần điều trị trước tuổi đi học để tránh tâm lý ngại ngùng đối với trẻ. Đồng thời tránh cho trẻ gặp một số vấn đề như:
- Trẻ dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, tích tụ chất thải, viêm quy đầu do gặp khó khăn trong việc vệ sinh.
- Dương vật bị cản trở phát triển khiến kích thước nhỏ hơn những trẻ khác trong tương lai, làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Trường hợp trẻ em bị vùi dương vật mức độ nặng nếu không được can thiệp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương và chức năng sinh sản sau này.
3. Nhận biết trẻ bị vùi dương vật
Thời điểm trẻ tròn 2 tháng tuổi đến 2 tuổi là lúc dễ dàng nhận biết trẻ có bị vùi dương vật hay không. Cha mẹ có thể quan sát vùng kín của con cũng như biểu hiện của trẻ lúc đi tiểu để sớm phát hiện bệnh như:
- Trẻ quấy khóc mỗi lần đi tiểu.
- Không sờ thấy dương vậy, không nhìn thấy dương vật trên xương mu.
- Phần quy đầu của trẻ phồng lên tích nước tiểu khi trẻ đi vệ sinh, sau đó nước tiểu rỉ ra dần dần.
- Trẻ không thể tiểu thành dòng, nước tiểu ngắt quãng và nhỏ giọt.
- Cha mẹ thấy dương vật của con nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Cha mẹ có thể nhận biết vùi dương vật ở trẻ em bằng cách quan sát vùng kín của con
Bệnh vùi dương vật ở trẻ em có thể bị nhầm lẫn với tình trạng bao quy đầu và các bệnh lý khác. Vì thế, để xác định bệnh và có hướng điều trị đúng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
4. Phương pháp điều trị vùi dương vật ở trẻ em
Đối với với vùi dương vật ở trẻ béo phì không can thiệp điều trị, chỉ cần điều chỉnh cân nặng và theo dõi tới tuổi dậy thì. Nhưng cũng có một số trường hợp cần dùng các biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng này. Các biện pháp điều trị được chỉ định dựa vào nguyên nhân gây vùi dương vật ở trẻ em, bao gồm:
- Phẫu thuật: Nếu trẻ em bị vùi dương vật vì bị dải xơ kéo tụt thân dương vật, cha mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn tiến hành nong lộn bao quy đầu dần dần cho trẻ mỗi khi cho trẻ tắm. Đến khi trẻ được 12 đến 24 tháng tuổi sẽ được chỉ định phẫu thuật để đưa dương vật về vị trí bình thường. Phương pháp này còn được chỉ định khi trẻ mắc vùi dương vật cấp độ nặng hoặc trẻ gặp phải các vấn đề về tiểu tiện, bao quy đầu.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trẻ em bị vùi dương vật do thừa cân thường sẽ tự khỏi khi cân nặng trẻ trở về mức bình thường, kết hợp với sự hỗ trợ bao quy đầu cho trẻ hàng ngày. Trường hợp trẻ mắc vùi dương vật do thừa cân thường không được chỉ định phẫu thuật.
Trẻ em bị vùi dương vật do béo phì thường sẽ tự cải thiện khi trẻ quay về mức cân nặng bình thường.
Cách bao quy đầu cho trẻ mắc vùi dương vật
Với trường hợp mắc vùi dương vật ở cấp độ nhẹ, cha mẹ có thể thực hiện nong da bao quy đầu cho trẻ để cải thiện tình trạng vùi dương vật, cũng như hỗ trợ các phương pháp chữa bệnh khác. Cách thực hiện nong da quy đầu như sau:
- Bước 1: Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé bằng nước ấm sạch và vệ sinh tay mẹ sạch sẽ bằng xà phòng, tránh nhiễm khuẩn cho con.
- Bước 2: Sử dụng dầu dưỡng, thuốc bôi trơn nếu được bác sĩ chỉ định và thoa lên phần quy đầu của trẻ.
- Bước 3: Kéo ngược dần dần da quy đầu về phía gốc dương vật, giữ yên trong khoảng một vài phút và thả lớp da này về vị trí cũ.
Lưu ý: Nên nong da quy đầu dần dần mỗi ngày và thật nhẹ nhàng, tránh trường hợp làm trẻ đau đớn và chảy máu. Phương pháp này tuy cần thực hiện lâu dài nhưng lại an toàn cho trẻ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin cơ bản và một số thắc mắc liên quan đến tình trạng vùi dương vật ở trẻ em. Vì bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, phát hiện sớm bệnh và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Điều trị sớm giúp trẻ tránh được những biến chứng cũng như ảnh hưởng về mặt tâm lý trong tương lai.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều bậc cha mẹ chọn lựa là nơi khám chữa bệnh cho con em mình với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng hệ thống trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Cha mẹ có thể đặt lịch khám chữa bệnh cho trẻ tại MEDLATEC bằng cách gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đặt lịch trực tiếp trên ứng dụng My Medlatec.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!