Tin tức
Bật mí cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà hiệu quả, an toàn
- 07/03/2023 | Ngứa mũi ngứa họng - triệu chứng thường gặp của viêm mũi họng dị ứng
- 13/09/2022 | Ngứa họng ho khan là dấu hiệu của bệnh gì và cách khắc phục
- 30/07/2022 | Nguyên nhân gây ngứa họng và cách phòng ngừa ai cũng nên biết
1. Nguyên nhân gây ho, ngứa cổ họng
Ho ngứa cổ họng là hiện tượng thường gặp khi lớp niêm mạc cổ họng bị kích thích, gây cảm giác khó chịu dẫn đến phản xạ ho. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể những tác động từ bên ngoài hoặc bệnh lý. Vì vậy, trước khi tìm hiểu cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà, bạn nên biết về những nguyên nhân gây ra tình trạng này để từ đó có biện pháp phòng tránh và xử lý phù hợp.
Tác động từ bên ngoài
Các yếu tố từ bên ngoài có thể gây ra phản ứng kích thích trong cổ họng dẫn đến ho, ngứa thường là:
- Khói thuốc lá, bụi mịn, lông thú cưng, phấn hoa,…
- Thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, hải sản,..
- Thời tiết hanh khô, thời điểm chuyển giao mùa hoặc vào mùa đông,… thường khiến cổ họng khó chịu hơn, kích thích gây phản ứng ngứa, ho khan.
- Uống nước đá, ăn đồ lạnh hoặc ngồi máy lạnh thường xuyên cũng có thể gây ho, ngứa cổ họng.
- Một số loại thuốc mẫn cảm với cơ thể như kháng sinh,… có thể gây tình trạng ngứa họng, ho khan, buồn nôn, nôn ói, phát ban,…
Ho, ngứa họng có thể do môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khói, bụi bẩn
Bệnh lý
Triệu chứng ho ngứa cổ họng có thể xuất phát từ một số vấn đề sức khỏe bất thường như:
- Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus,... khiến người bệnh thấy mệt mỏi, hắt hơi liên tục, ho, ngứa cổ họng, ngứa mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
- Viêm họng, đau họng, cảm lạnh, cảm cúm đều có thể gặp triệu chứng ho, ngứa cổ họng đi kèm với nhiều triệu chứng khác như sốt, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi,…
- Những trường hợp bị trào ngược dạ dày - thực quản, dịch acid trong dạ dày trào ngược lên trên dẫn đến kích thích, tổn thương niêm mạc vùng họng gây cảm giác ngứa và phản ứng ho.
Niêm mạc họng bị kích thích gây ngứa, ho có thể xuất phát từ bệnh lý
Ngoài ra, những trường hợp bị mất nước, cổ họng tổn thương do nói quá nhiều, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ,… cũng được xem là nguyên nhân gây ho, ngứa cổ họng.
2. Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà
Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà được nhiều người tìm kiếm. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó chịu do cổ họng ngứa, ho kéo dài thì có thể thử một số cách sau:
Sử dụng nước ấm
Uống nước ấm là cách để làm dịu cổ họng, hạn chế kích thích niêm mạc từ đó giảm ho, ngứa. Bạn có thể thêm một chút nước cốt chanh và mật ong vào nước ấm để tăng hiệu quả. Chanh với mật ong có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bạn cũng có thể pha nước ấm muối ấm, loãng để súc miệng tối thiểu 2 lần một ngày để sát khuẩn và xoa dịu cổ họng. Tránh tình trạng uống nước muối khi đang súc miệng.
Xông hơi với tinh dầu
Một số loại tinh dầu có tác dụng giảm ho, ngứa họng hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để xông hơi là tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp, dầu tràm,… Cho vài giọt tinh dầu vào nước nóng sau đó xông hơi trong khoảng từ 15 - 20 phút. Không nên xông với nước quá nóng đồng thời cẩn thận để tránh bị bỏng.
Uống trà thảo mộc
Nhiều người biết đến trà thảo mộc nhờ những công dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc trị chứng ho, ngứa cổ họng. Những loại trà thảo mộc mà bạn nên dùng lá bạch quả, cam thảo, cải ngựa,… Nên sử dụng khi nước trà còn ấm, có thể cho thêm 1 muỗng mật ong khi thưởng thức.
Uống trà ấm với mật ong để làm dịu cổ họng, giảm ho, ngứa
Ngoài trà thảo mộc thì trà gừng, trà chanh mật ong cũng có công dụng giảm ho, ngứa họng hiệu quả. Trường hợp bạn bị trào ngược dạ dày - thực quản, bạn có thể pha tinh bột nghệ, mật ong với nước ấm để sử dụng hàng ngày.
3. Một số lưu ý khi trị ho, ngứa cổ họng tại nhà
Ngoài những cách trị ho ngứa cổ họng kể trên thì bạn cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Duy trì độ ẩm không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm tình trạng không khí khô.
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật, tránh những nơi có môi trường ô nhiễm hoặc nhiều bụi mịn, khói thuốc lá trong thời gian bị ho, ngứa họng.
- Giữ ấm cơ thể khi tiết trời trở lạnh, giao mùa, đặc biệt là vùng cổ họng, hạn chế ngồi điều hòa.
- Trong thời gian bị ho, ngứa cổ họng, bạn không nên uống nước đá, ăn thực phẩm lạnh hoặc quá nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ,… để tránh niêm mạc bị kích thích khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên bổ sung thêm khác loại nước ép từ rau, củ, quả, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế việc thêm đá, đường khi uống nước ép.
Những cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà kể trên chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thay thế phương pháp chữa bệnh y khoa. Do đó, nếu ho, ngứa cổ họng kéo dài và đi kèm với những triệu chứng khác, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Thăm khám chuyên khoa để được tư vấn cách trị ho, ngứa họng tốt nhất
Nếu bạn đang gặp triệu chứng ho, ngứa cổ họng hoặc những biểu hiện bất thường khác và đã áp dụng cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà trên đây nhưng tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị bệnh sớm. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi về tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!