Tin tức

Gợi ý mẹo chữa vướng cổ họng khó thở hiệu quả

Ngày 18/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Cảm giác vướng cổ họng, khó thở không chỉ khiến bạn mệt mỏi khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này và gợi ý những mẹo chữa vướng cổ họng khó thở hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây vướng cổ họng khó thở

Cảm giác bị nghẹn, vướng ở cổ họng và khó thở có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bao gồm những bệnh lý sau: 

- Viêm họng mạn tính: Đây là tình trạng lớp niêm mạc họng bị sưng, viêm nhiều lần. Mỗi khi bệnh tái phát, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát và khô nóng ở vùng họng, kèm theo đó là cảm giác vướng ở cổ họng và thường xuyên muốn khạc nhổ. Đồng thời, tình trạng sưng viêm cổ họng sẽ khiến bệnh nhân nuốt thức ăn, thậm chí nuốt nước bọt rất khó khăn. 

Vướng họng, khó thở có thể do viêm họng mạn tính

Vướng họng, khó thở có thể do viêm họng mạn tính

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm họng mạn tính còn có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm amidan, áp xe họng,… Khi đã xảy ra biến chứng thì mức độ nghẹn vướng ở họng và tình trạng khó thở cũng sẽ tăng lên. 

- Viêm amidan: Amidan rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch và có thể giúp chúng ta phòng chống sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột hay môi trường ô nhiễm hoặc một số nguyên nhân khác, cơ quan này rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây viêm. Khi bị viêm, amidan thường sưng to, gây chèn ép ở vùng cổ họng khiến người bệnh có cảm giác nghẹn, vướng, khó thở, khó nuốt, đau rát cổ họng và sốt. 

- Viêm xoang: Người bị viêm xoang thường xuyên bị nghẹt mũi, đau vùng xương mặt và kèm theo đó là biểu hiện vướng ở cổ họng, khó thở,... Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân. Không những vậy, nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, viêm xoang còn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như lệch vách ngăn mũi, suy giảm thị lực, thủng màng nhĩ, ngưng thở khi ngủ,...

- Trào ngược dạ dày thực quản: Căn bệnh này gây ra một số triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, vướng cổ họng và khó thở. Ban đầu, những triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra khi bệnh nhân ăn uống quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Tuy nhiên, càng về sau, bệnh càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến biến chứng hẹp thực quản, ung thư thực quản. 

- Ung thư hạ họng: Bệnh gây ra một số triệu chứng như khó thở, nuốt đau, vướng họng và sờ thấy hạch ở cổ,... Do đó, nếu xảy ra triệu chứng bất thường, bệnh nhân cũng không nên chủ quan. 

- Viêm phế quản, viêm phổi: Những căn bệnh phổ biến này thường xảy ra ở người già, trẻ em hay các trường hợp có sức đề kháng kém. Bệnh khiến cho đường thở bị viêm nhiễm và thu hẹp. Chính vì thế, bệnh nhân dễ có cảm giác ngứa họng, khó thở. Nếu không điều trị sớm, viêm phế quản và viêm phổi có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Một số bệnh lý <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tuyen-giap-nam-o-dau-va-co-vai-tro-nhu-the-nao-s28-n14367'  title ='tuyến giáp'>tuyến giáp</a> có thể gây khó thở, cảm giác vướng cổ họng

Một số bệnh lý tuyến giáp có thể gây khó thở, cảm giác vướng cổ họng

- Do bệnh lý tuyến giáp như nhân tuyến giáp, bướu giáp, thậm chí là ung thư tuyến giáp có thể khiến bạn có cảm giác vướng họng, khó thở. Bệnh ung thư tuyến giáp thường diễn biến chậm và nếu không kịp thời điều trị cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

2. Mẹo chữa vướng cổ họng khó thở

Ngay khi có biểu hiện bất thường, chẳng hạn như nôn nhiều, vướng họng, khó nuốt, khó thở, sút cân nhanh, có khối u ở vùng cổ,... bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong quá trình thăm khám, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về triệu chứng bệnh và tiền sử bệnh để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.

Một số biện pháp chẩn đoán bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện có thể kể đến như: 

- Chụp X-quang thực quản có sử dụng thuốc cản quang: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát hình thái thực quản, đường lót bên trong thực quản và những thay đổi hình dạng của thực quản khi cử động nuốt. 

Nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh

Nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh

- Nội soi đường tiêu hóa trên để quan sát hình ảnh cổ họng, thực quản, dạ dày, tình trạng thu hẹp thực quản và còn có thể phát hiện những khối u bên trong thực quản. 

- Nội soi thanh quản: Để nhận biết sớm những bất thường ở cổ họng và thanh quản. 

Cảm giác bị vướng họng, khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, muốn điều trị bệnh hiệu quả thì cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến như sau:

- Dùng thuốc: Tùy từng nguyên nhân gây bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

- Liệu pháp y tế khác như tiêm botulinum để hạn chế tình trạng co thắt cơ nếu cảm giác khó nuốt là do một số vấn đề sức khỏe về thần kinh, phẫu thuật mở rộng thực quản, phẫu thuật để loại bỏ vật cản gây nghẹn. 

- Nếu bệnh tiến triển nặng, có thể truyền thức ăn bằng đường ống để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bệnh nhân có thể trạng tốt hơn. Sau đó, sẽ tiến hành các phương pháp điều trị tiếp theo. 

Nếu tình trạng nghẹn ở cổ diễn tiến nghiêm trọng, gây cản trở quá trình ăn uống, bác sĩ có thể chỉ định truyền thức ăn bằng đường ống để cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho ruột và dạ dày…nâng đỡ thể trạng để chuẩn bị cho quá trình điều trị tiếp theo.

- Một số mẹo chữa vướng cổ họng khó thở: 

+ Thay đổi chế độ ăn: Khi bị vướng cổ họng khó thở, bệnh nhân không nên ăn thức ăn đặc và cứng. Thay vào đó, nên cho người bệnh ăn những loại thực phẩm dạng mềm, dễ nhai và nuốt. Đồng thời cũng không nên ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 

Uống nước ấm để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn

Uống nước ấm để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn

+ Ngậm tỏi tươi, ngậm chanh đào với mật ong, uống nước ấm để giúp cổ họng dễ chịu hơn. 

+ Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm. 

Tuy nhiên, những mẹo chữa vướng cổ họng khó thở nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Ngay khi có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.