Tin tức
Whitmore - sự trỗi dậy của loại vi khuẩn nguy hiểm tưởng như “đã ngủ quên”
Căn bệnh bị ngủ quên và sự trỗi dậy
Whitmore (hay còn gọi là Melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết cứ 10 người nhiễm vi khuẩn nếu không được điều trị thì 9 người tử vong, người được điều trị đúng kháng sinh thì tỷ lệ tử vong vẫn khoảng 40% còn nếu được điều trị tích cực tỷ lệ tử vong khoảng dưới 20%.
Thời gian khoảng từ 10-12 năm trước vi khuẩn Burkholderia pseudomallei chỉ xuất hiện lẻ tẻ tại Việt Nam và dạo gần đây mới bùng phát trở lại. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.430 ca nhiễm bệnh Whitmore và trong đó có khoảng 4.703 ca tử vong.
Hình ảnh minh họa 1 bệnh nhân bị bệnh Whitmore
Giải thích nguyên nhân của bệnh Whitmore tưởng như đã ngủ quên nhưng nay lại trỗi dậy, các bác sỹ cho biết: Whitmore có triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… thêm nữa do nhiều cơ sở y tế chưa có kinh nghiệm trong chẩn đoán vi khuẩn Burkholderia pseudomallei nên dễ dàng bỏ sót ca bệnh.
Mùa mưa - cảnh báo dịch Whitmore, làm sao để phòng tránh bệnh?
Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Nhiệt đới trước đó đã ghi nhận tới 20 ca bệnh Whitmore, trong đó, chỉ tính riêng trong tháng 8 đã ghi nhận 12 ca bệnh nặng được chuyển lên và có tới 4 ca đã tử vong. Hiện tại, chưa có con số thống kê chính xác về số ca bệnh, tuy nhiên, đây là thời điểm bệnh gia tăng đột biến bệnh Whitmore, do bệnh có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm tại Việt Nam nên mọi người cần đặc biệt chú ý.
Đường lây nhiễm của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei chủ yếu do tiếp xúc với đất hoặc uống phải nước bị ô nhiễm chứa vi khuẩn, hít phải bụi bẩn, đặc biệt là qua vết trầy xước trên da khi không được vệ sinh sạch sẽ. Bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, vì vậy những người tiếp xúc với đất đá và nước bẩn do công việc cần sử dụng ủng và găng tay cao su, nhất là ở những nơi có người mắc.
Đường lây nhiễm của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei
Đến nay Whitmore vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh, nên những ai có triệu chứng biểu hiện của bệnh như: nhiễm trùng, sốt cao, rét run, ho, cúm, đau ngực, đau đầu, chán ăn, suy hô hấp cần tới ngay các cơ sở uy tín có đủ năng lực xét nghiệm vi khuẩn whitmore để được chỉ định làm xét nghiệm. Tỷ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán chính xác, điều trị tích cực bằng kháng sinh theo đúng phác đồ.
Chẩn đoán Whitmore tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Nhiều người sẽ thắc mắc Whitmore sẽ được chẩn đoán như thế nào?
Có 3 phương pháp chẩn đoán vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore: Nuôi cấy, PCR và huyết thanh học (phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, Elisa). Nhưng nuôi cấy vẫn là phương pháp ưu tiên.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quy trình chẩn đoán Whitmore sẽ được tiến hành theo các bước sau:
- Lấy mẫu: các bác sỹ sẽ tiến hành lấy mẫu có thể là lấy máu cho vào chai cấy máu; hoặc tủy xương, đờm, mủ áp xe, dịch vết thương, mảnh sinh thiết…
- Nuôi cấy và định danh vi khuẩn.
Nuôi cấy và định danh vi khuẩn
Kết quả thường có sau 3-5 ngày. Nếu kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sẽ được tiến hành điều trị theo phác đồ điều trị.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín hàng đầu với 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Với đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, kĩ thuật viên nhiều kinh nghiệm trong ngành vi sinh nói chung và chẩn đoán vi khuẩn whitmore nói riêng là sự lựa chọn an tâm cho nhiều bệnh viện, phòng khám, bác sỹ, bệnh nhân đến khám và chẩn đoán bệnh Whitmore.
Hãy gọi ngay tới tổng đài 1900.56.56.56 để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm tại nhà khi bạn cảm thấy lo lắng có dấu hiệu về bệnh Whitmore
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!