Tin tức
Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến diễn ra như thế nào?
- 31/05/2023 | Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến bao gồm các danh mục gì?
- 31/08/2023 | Vai trò của chỉ số PSA trong ung thư tiền liệt tuyến
- 13/10/2024 | Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu, làm cách nào để tăng tỷ lệ chữa khỏi?
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến tiền liệt và vai trò của xạ trị trong điều trị bệnh
ung thư tiền liệt tuyến là kết quả từ sự phát triển bất thường của tế bào tại tiền liệt tuyến, xâm lấn mô xung quanh hoặc di căn xa. Đây là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở nam giới trong độ tuổi từ 50 tuổi trở đi.
Ung thư tiền liệt tuyến được phân thành các giai đoạn I đến IV dựa trên kích thước, mức độ xâm lấn và di căn. Xạ trị thường được chỉ định cho bệnh nhân giai đoạn I đến III (tổn thương khu trú hoặc khu vực). Quyết định xạ trị còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân.
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt hoặc ngăn chặn quá trình nhân lên của tế bào ung thư. Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật, hóa trị,... tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ưu điểm lớn nhất của xạ trị là khả năng điều trị bảo tồn tuyến tiền liệt, ít xâm lấn và giảm biến chứng so với phẫu thuật mở.
Đối với ung thư tiền liệt tuyến, quyết định xạ trị đúng thời điểm sẽ giúp:
- Điều trị nguyên phát: ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn khu trú, thay thế cho phẫu thuật.
- Điều trị kết hợp: kết hợp xạ trị với liệu pháp nội tiết hoặc hóa trị giúp tăng hiệu quả tiêu diệt khối u, nhất là khi bệnh đã lan rộng hoặc có nguy cơ tái phát cao.
- Điều trị triệu chứng: ở giai đoạn tiến triển xa, xạ trị giúp giảm đau xương, cải thiện chức năng tiểu tiện và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Hình ảnh mô phỏng sự phát triển bất thường của tế bào trong bệnh ung thư tiền liệt tuyến
2. Các phương pháp xạ trị đối với ung thư tuyến tiền liệt
2.1. Tia xạ ngoài
Đây là phương pháp xạ trị bằng cách sử dụng cỗ máy lớn để chiếu chùm tia xạ đến tiền liệt tuyến từ phía ngoài của cơ thể. Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ đo lường, đánh dấu vùng cần trị liệu, dùng máy chụp CT hoặc MRI để xác định vị trí của mục tiêu.
Do mỗi lần xạ trị cơ thể chỉ có khả năng chịu đựng được lượng nhỏ phóng xạ nên tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chia liều phù hợp. Việc làm này cũng có tác dụng giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân.
2.2. Xạ trị bên trong
Người bệnh sẽ được đặt những viên phóng xạ nhỏ như nắm gạo vào phía trên tuyến tiền liệt. Trước khi quá trình này diễn ra, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân sau đó sử dụng kỹ thuật hình ảnh y học để xác định đúng vị trí đặt viên phóng xạ.
Có 2 cách đặt viên phóng xạ để xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến là:
- Đặt tạm thời: Viên phóng xạ chỉ được đặt ở vị trí cần thiết trong vài phút hoặc 2 ngày.
- Vĩnh viễn: Viên phóng xạ sẽ được đặt vào vị trí cần thiết cho đến khi hết tác dụng phóng xạ mới được lấy ra khỏi cơ thể.
Mô phỏng thiết bị sử dụng trong xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến
2.3. Xạ trị hệ thống
Phương pháp này thực hiện xạ trị bằng chất phóng xạ đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Khi đi vào cơ thể, chất phóng xạ sẽ thông qua đường máu để đến vị trí ung thư tiền liệt tuyến.
2.4. Xạ trị phối hợp
Cũng có những trường hợp xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến cần kết hợp cả bên trong và bên ngoài. Nếu sự kết hợp này không đáp ứng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh hướng điều trị.
Ngoài ra, xạ trị cũng có thể kết hợp với hóa trị để tăng khả năng tiêu diệt ung thư.
2.5. Kết hợp xạ trị với phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật thường hiệu quả hơn khi khối u chưa di căn. Tuy nhiên, trường hợp khối u đã di căn, phẫu thuật là phương pháp cần cân nhắc để tránh những tác hại ngoài ý muốn. Trường hợp này, bác sĩ có thể kết hợp cả xạ trị và phẫu thuật để đạt được mục đích điều trị.
Ngoài những biện pháp chính trên đây thì xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến cũng có thể kết hợp với liệu pháp nội tiết hoặc siêu âm cường độ cao tập trung.
3. Các nguy cơ bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có thể gặp phải khi xạ trị
Trong quá trình xạ trị, các tác dụng phụ sau có thể xảy ra đối với bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến:
- Tế bào lành tính bị tổn thương (tác dụng phụ mang tính tạm thời, tế bào sẽ hồi phục sau kết thúc điều trị).
- Kích ứng bàng quang, đường ruột.
- Viêm bàng quang, viêm trực tràng, rối loạn cương dương, phù hạch bạch huyết,...
- Tác dụng phụ khác: Chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, nhạy cảm da, đau miệng,...
Ngoài ra, xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến, nếu sử dụng liều cao, trong thời gian dài, có thể tiến triển dạng ung thư khác trong tương lai. Trường hợp đã xạ trị nhưng bệnh tái phát, người bệnh sẽ không thể tiếp tục điều trị bằng cách này.
Người bệnh được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về phác đồ xạ trị ung thư tiền liệt tuyến
Phương pháp xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn thận giữa rủi ro và hiệu quả đạt được sau đó mới tư vấn cụ thể để người bệnh chủ động đưa ra quyết định. Việc lắng nghe phân tích từ bác sĩ, chuẩn bị tâm thế chủ động để tuân thủ quy trình sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa tác dụng phụ, đạt được kết quả điều trị tối ưu.
Phát hiện bệnh từ sớm qua tầm soát ung thư định kỳ là cách tốt nhất để quá trình điều trị trở nên đơn giản hơn, tăng khả năng cải thiện sức khỏe và tuổi thọ cho người bệnh. Để đặt lịch tầm soát ung thư cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
