Tin tức
Xét nghiệm ALP giúp chẩn đoán các bệnh về xương và gan
1. Xét nghiệm ALP là gì?
Trước hết, ALP (tên khoa học Alkaline Phosphatase) là một loại enzyme có trong máu. ALP được sản sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể con người và mỗi cơ quan lại quy định dạng tồn tại khác nhau của ALP, do đó mà ALP có nhiều dạng tồn tại.
ALP được sản sinh ra chủ yếu ở gan, một lượng nhỏ tại tủy xương, thận, ruột. ALP cũng được tìm thấy ở nhau thai đối với những phụ nữ đang mang thai.
Xét nghiệm được tiến hành để đo lường hàm lượng enzym ALP trong máu
Đây là xét nghiệm được tiến hành nhằm đo lường và đánh giá hàm lượng enzym ALP có trong máu. Giá trị ALP được cho là bình thưởng ở mỗi độ tuổi, nhóm máu và giới tính cũng khác nhau.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ ALP trong máu bất thường thì khả năng cao bạn đang gặp các vấn đề về xương hay gan.
2. Chỉ số ALP phản ánh điều gì?
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và nhóm máu mà giá trị chỉ số ALP ở mỗi người có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, người có sức khỏe bình thường thường có giá trị ALP rơi vào khoảng từ 64 - 306 U/L.
2.1. Chỉ số ALP trong chẩn đoán các bệnh về xương
Bên cạnh việc sử dụng trong việc kiểm tra sức khỏe gan, xét nghiệm này còn được chỉ định cho người nghi mắc các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, Paget,... Nguyên nhân của những bệnh này rối loạn tổng hợp xương do sự mất cân bằng giữa quá trình tạo và hủy xương gây nên. Bên cạnh đó, việc làm xét nghiệm cũng giúp đánh giá mức thiếu hụt vitamin của cơ thể hay nói cách khác là khả năng có xuất hiện khối u phát triển bất thường trong xương.
2.2. Chỉ số ALP trong chẩn đoán các bệnh về gan
Đây cũng được coi là một trong những xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng của bệnh gan như vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn hay đau bụng,... sẽ được chỉ định tiến hành Xét nghiệm ALP để kiểm tra và xác định mức độ tổn thương của gan, từ đó đưa ra chẩn đoán có mắc bệnh gan hay không.
Chỉ số từ kết quả xét nghiệm cũng có thể giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán một số bệnh như xơ gan, viêm gan, tắc ống dẫn mật hay viêm túi mật.
Xét nghiệm ALP có ý nghĩa trong việc chẩn đoán các bệnh về gan
2.3. Một số trường hợp khác
Phụ nữ mang thai cũng thường có chỉ số ALP cao hơn mức bình thường, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, chỉ số ALP trong máu cao bất thường cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hay tim mạch, nguy hiểm hơn có thể là nhiễm trùng máu.
Ngược lại, một người có kết quả xét nghiệm quá thấp thì người đó khả năng cao đang gặp tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất dinh dưỡng trầm trọng.
3. Nên thực hiện xét nghiệm ALP khi nào?
Như đã nói ở trên, khi có những nghi ngờ về các vấn đề ở gan và xương, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm.
Người bệnh có thể lưu ý một số triệu chứng bất thường liên quan đến bệnh gan cần được làm xét nghiệm này như:
- Vàng mắt, vàng da.
- Đau bụng.
- buồn nôn và nôn.
Một số triệu chứng liên quan tới các bệnh về xương cần được lưu ý:
- Còi xương.
- Bệnh Paget.
- Thiếu vitamin D.
- Đau nhức xương thường xuyên.
- Nhuyễn xương, u xương.
4. Quy trình thực hiện xét nghiệm ALP
Xét nghiệm này không đòi hỏi người bệnh phải có sự chuẩn bị đặc biệt gì trước khi tiến hành kể cả việc ăn uống cũng không ảnh hưởng nhiều tới nồng độ ALP trong máu. Tuy nhiên, để kết quả được chính xác nhất, trước khi làm xét nghiệm từ 4 - 6 giờ, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm đơn giản và không quá phức tạp
Đặc biệt, người bệnh đang sử dụng những loại thuốc nào cần được thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Một số loại thuốc cần ngưng sử dụng trước khi lấy máu xét nghiệm để không làm thay đổi chỉ số ALP.
Quy trình xét nghiệm được thực hiện theo 3 bước chính:
-
Người bệnh cần yêu cầu hoặc nhận được sự yêu cầu từ bác sĩ điều trị về việc làm xét nghiệm. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, đơn vị xét nghiệm sẽ tiến hành sắp xếp lịch phù hợp và lấy máu ngay sau đó.
-
Mẫu bệnh phẩm sử dụng để xét nghiệm là máu tĩnh mạch. Chuyên viên y tế sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn và lấy một lượng máu vừa đủ.
-
Mẫu máu sau đó được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng và đem đi phân tích. Tùy từng bệnh viện hay cơ sở y tế mà thời gian trả kết quả sẽ khác nhau.
5. Nên xét nghiệm ALP ở đâu uy tín và chính xác?
Có nhiều cơ sở khám chữa bệnh hiện cung cấp dịch vụ xét nghiệm ALP, tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn những địa điểm lớn và uy tín để có kết quả chính xác cũng như nhận được tư vấn phù hợp từ các bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang cung cấp các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm ALP. Người bệnh có thể đến đăng ký và làm xét nghiệm bất cứ lúc nào vì xét nghiệm được thực hiện mỗi ngày.
Với hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trong cả nước. Cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, mọi xét nghiệm tại MEDLATEC đều đạt quy chuẩn ISO 15189:2012 và đưa ra kết quả tin cậy, chính xác.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội
Trải nghiệm dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, người bệnh có thể thấy được những ưu điểm vượt trội tại đây:
-
Quy trình đặt lịch và khám chữa bệnh thuận tiện, nhanh chóng.
-
Danh mục dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng với mức chi phí hợp lý được niêm yết công khai tại bệnh viện.
-
Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp
Không chỉ vậy, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm ALP tại nhà, vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi của người bệnh.
Kết quả xét nghiệm ALP có thể được trả qua điện thoại, email hoặc trả tận nơi tùy theo yêu cầu của người bệnh.
Liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!