Tin tức

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP phản ánh bệnh lý nào? Các trường hợp cần thực hiện

Ngày 09/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là một trong những phương pháp giúp đánh giá chức năng gan, xương và một số cơ quan khác trong cơ thể. Việc đo hoạt độ ALP có thể phản ánh nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về gan, mật đến các bệnh lý xương. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về ý nghĩa của xét nghiệm ALP, từ đó giúp bạn có biện pháp theo dõi sức khỏe phù hợp.

1. Xét nghiệm đo hoạt độ ALP giúp phát hiện bệnh lý nào? 

ALP là một enzyme có mặt chủ yếu trong gan, xương, ruột và thận và mức độ ALP trong máu có thể tăng lên hoặc giảm xuống khi có sự bất thường ở các cơ quan này. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP kết hợp cùng các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu khác có thể giúp phát hiện một số bệnh lý như sau: 

  • Viêm gan: Khi gan bị viêm (có thể viêm gan do virus, viêm gan do thuốc hoặc viêm gan do nhiễm độc), mức ALP trong máu có thể tăng cao, đặc biệt là khi có tổn thương ở các ống mật;
  • Xơ gan: Bệnh xơ gan làm tổn thương các tế bào gan, dẫn đến việc giải phóng ALP vào máu;
  • Tắc nghẽn mật: Tình trạng tắc nghẽn các ống mật, do sỏi mật, ung thư hoặc các bệnh lý khác, có thể làm tăng hoạt độ ALP;
  • Bệnh Wilson: Một bệnh di truyền liên quan đến việc tích tụ đồng trong cơ thể, có thể làm tăng ALP.

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP được chỉ định trong việc chẩn đoán các bệnh lý về gan

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP được chỉ định trong việc chẩn đoán các bệnh lý về gan 

Ngoài ra, xét nghiệm đo hoạt độ ALP được sử dụng để theo dõi tác động độc lên tế bào gan của các thuốc sử dụng có nguy cơ gây độc cho gan. Trong một số trường hợp, phương pháp này cũng được ứng dụng trong việc đánh giá tình trạng tổn thương cơ tim trong nhồi máu cơ tim. 

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP

Quy trình thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP khá đơn giản và thường được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thường quy khác. Quy trình gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Thông báo cho bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại, một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng, đặc biệt là những thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm (như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, hoặc thuốc có liên quan đến gan, mật).

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm 

Quá trình xét nghiệm ALP thường được thực hiện qua việc lấy mẫu máu từ tĩnh mạch (thường là ở khu vực cánh tay) bằng cách sử dụng kim tiêm;

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP sử dụng mẫu máu từ tĩnh mạch

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP sử dụng mẫu máu từ tĩnh mạch 

Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ khử trùng vùng da nơi sẽ lấy mẫu, sử dụng một cây kim nhỏ để lấy một lượng máu nhất định .

Bước 3: Xử lý mẫu máu

  • Mẫu máu sẽ được đưa vào ống nghiệm và gửi đến phòng xét nghiệm;
  • Tại phòng xét nghiệm, mẫu máu sẽ được xử lý và tiến hành phân tích bằng các phương pháp hóa sinh (thường sử dụng máy phân tích tự động).

Bước 4: Trả kết quả và tư vấn

  • Thời gian trả kết quả tùy thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn thực hiện;
  • Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ thông báo kết quả cho bạn và giải thích chi tiết ý nghĩa của kết quả đó. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung hoặc điều trị nếu cần.

3. Mục đích của xét nghiệm đo hoạt độ ALP

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là một trong những phương pháp phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong y học nhằm hỗ trợ tốt quá trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi nhiều bệnh lý khác nhau. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích vượt trội, cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm không thể thiếu trong quá trình theo các bệnh lý cần dùng thuốc độc cho gan (thuốc lao, thuốc kháng sinh, hóa trị liệu) hay theo dõi các bệnh lý gan mật;

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là phương pháp không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh lý gan mật

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là phương pháp không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh lý gan mật 

  • Hữu ích trong phát hiện bệnh lý tim (nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim) khi phối hợp với một số phương pháp xét nghiệm khác;
  • Cho phép xác định một số bệnh lý gan và theo dõi tiến triển của bệnh. Đây là một phương pháp mang lại độ nhạy cao trong phát hiện tình trạng tổn thương tế bào gan do virus và do thuốc.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đo hoạt độ ALP có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau: 

  • Trong quá trình lấy mẫu, một số mẫu bệnh phẩm có thể bị vỡ hồng cầu;
  • Quá trình sử dụng một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống co giật, thuốc điều trị tâm thần, thuốc giảm mỡ máu, thuốc lợi tiểu thiazid...

Do đó, để hạn chế tối đa những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bạn cần thực hiện thăm khám để nhận tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ cũng như lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện kỹ thuật này. Kết quả chính xác sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phương án điều trị phù hợp. 

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị sở hữu năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm nói riêng và khám chữa bệnh đa chuyên khoa nói chung. Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các hãng uy tín trên thế giới, quy tụ đội ngũ chuyên gia - y bác sĩ đầu ngành, đồng thời song hành những tiêu chuẩn quản lý chất lượng khắt khe từ các tổ chức y tế uy tín trong nước và quốc tế. Với những năng lực trên, đơn vị đảm bảo kết quả đến tay người dân với độ tin cậy cao cùng thời gian nhanh chóng nhất. 

Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP hoặc thăm khám, kiểm tra sức khỏe hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ