Tin tức
Xét nghiệm kháng thể thủy đậu giúp phát hiện chính xác bệnh thủy đậu
1. Thông tin chung về bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ do virus varicella zoster (VZV) gây ra tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch yếu, thời gian gây bệnh chủ yếu vào mùa đông và mùa xuân, có thể lây lan thành dịch.
Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do nhiễm virus varicella zoster (virus mụn rộp). Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua tiếp xúc với dịch mụn rộp, qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với các vật dụng của người nhiễm bệnh, dùng chung các vật dụng như khăn, bàn chải đánh răng, ăn chung với người bệnh.
Khi nhiễm bệnh nên điều trị, tránh tiếp xúc hoặc đi đến nơi đông người, gây lây truyền cho người khác.
2. Các phương pháp xét nghiệm kháng thể thủy đậu
xét nghiệm kháng thể thủy đậu là xét nghiệm theo cơ chế tìm ra kháng thể IgG và IgM trong huyết thanh/huyết tương của cơ thể chống lại virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu. Xét nghiệm này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm bệnh thủy đậu, hoặc dùng kiểm tra hiệu quả miễn dịch của vắc xin thủy đậu. Xét nghiệm thủy đậu gồm các xét nghiệm sau: xét nghiệm tìm kháng thể trong huyết thanh, xét nghiệm CRP.
2.1. Xét nghiệm tìm kháng thể trong huyết thanh
Đây là phương pháp xét nghiệm kháng thể thủy đậu phổ biến. Sử dụng máu tĩnh mạch, tiến hành ly tâm, tách chiết huyết thanh/huyết tương, sau đó sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm kiểm tra sự tồn tại của các kháng thể kháng thủy đậu.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu
Kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu cho biết chỉ số IgG và IgM cụ thể từng trường hợp như sau:
- Chỉ số IgG dương tính, IgM âm tính, không có dấu hiệu nhiễm thủy đậu: cơ thể khỏe mạnh. Chỉ số IgG dương tính có thể do cơ thể đã mắc bệnh trước đây hoặc hiệu quả miễn dịch của vắc xin.
- Chỉ số IgG âm tính, IgM âm tính, không có dấu hiệu nhiễm thủy đậu: cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên cần tiêm ngừa vắc xin thủy đậu.
- Chỉ số IgG dương tính hoặc âm tính, IgM dương tính: cơ thể đang nhiễm bệnh thủy đậu, cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng.
Kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai trong quyết định tiêm ngừa vắc xin thủy đậu phòng tránh nhiễm bệnh và để lại dị tật cho thai nhi.
2.2. Xét nghiệm CRP
CRP là một loại protein do gan sản xuất khi trong cơ thể có tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Vì vậy, xét nghiệm CRP được dùng trong chẩn đoán mức độ bệnh thủy đậu có xảy ra viêm chưa.
Chỉ số CRP ở người bình thường, không có các dấu hiệu viêm là dưới 3mg/l huyết thanh hoặc từ 7 - 820 mcg%. Đối với trường hợp, chỉ số CRP tăng cao, cơ thể đã xuất hiện viêm nhiễm, cần có các biện pháp điều trị.
2.3. Xét nghiệm PCR - Thủy đậu
Phương pháp PCR (phản ứng chuỗi polymerase) để xác định sự hiện diện của DNA virus VZV trong các mẫu: dịch nốt phỏng nước, tổn thương hoàng điểm hoặc từ lớp vỏ của tổn thương.
3. Các đối tượng được chỉ định tiến hành xét nghiệm kháng thể thủy đậu
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 7 tuổi do hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện. Đối với người lớn, khi nhiễm bệnh, các triệu chứng và giai đoạn bệnh diễn biến phức tạp hơn, bệnh nặng hơn. Các đối tượng sau đây thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao:
Đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu nhiều nhất là trẻ em
- Chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu, tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
- Chưa tiêm phòng vắc xin thủy đậu.
- Môi trường làm việc có nguy cơ mắc bệnh cao như: trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
- Cơ thể xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu như: đau đầu, sốt, chán ăn, ho, sổ mũi kèm theo các vết ban đỏ, các mụn nước hình cầu, ngứa, rát xuất hiện trên bề mặt da, niêm mạc miệng, lưỡi, tai, mắt và lan khắp cơ thể,...
4. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Các cách phòng tránh nhiễm thủy đậu đối với người lành:
- Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu đối với trẻ em, giúp ngăn ngừa và phòng tránh nhiễm thủy đậu lên đến 90%.
- Hạn chế tiếp xúc, lại gần người nhiễm thủy đậu.
- Không dùng chung các vật dụng, đồ dùng các nhân với người nhiễm bệnh thủy đậu.
Tiêm vắc xin thủy đậu giúp phòng tránh bệnh tốt nhất
Ngoài ra, đối với người đang nhiễm bệnh thủy đậu cũng nên thực hiện phòng tránh lây nhiễm bệnh như sau:
- Không tụ tập đông người, các khu vực công cộng trong thời gian nhiễm bệnh.
- Không ăn các thực phẩm tanh, các đồ thủy hải sản như: tôm, cua, cá, mực, thịt gà,...
- Không gãi làm vỡ các mụn nước, giữ vệ sinh các nhân, ở phòng kính tránh gió,...
5. Xét nghiệm kháng thể thủy đậu ở đâu an toàn hiệu quả?
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm kháng thể thủy đậu. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm, là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trong cả nước cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, mọi xét nghiệm tại MEDLATEC đều đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, cho kết quả tin cậy, chính xác.
Bệnh viện MEDLATEC với các trang thiết bị hiện đại
Xét nghiệm kháng thể thủy đậu được sử dụng kỹ thuật cao như: phương pháp xét nghiệm ELISA, PCR,... từ đó có những chẩn đoán chính xác, nhanh chóng. Với chi phí xét nghiệm được niêm yết công khai tại bệnh viện và trên website Medlatec.vn, bệnh nhân có thể tham khảo chi phí khám chữa bệnh.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi của người bệnh. Kết quả xét nghiệm có thể được trả qua điện thoại, email hoặc trả tận nơi tùy theo yêu cầu của người bệnh.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!