Tin tức

Xét nghiệm OD có phát hiện bệnh nhiễm sán chó hay không?

Ngày 16/04/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chó là loài vật nuôi được nhiều người yêu thích nhưng chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người, trong đó bao gồm bệnh nhiễm sán chó do ký sinh trùng Toxocara canis gây ra. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Xét nghiệm OD có phát hiện được bệnh hay không và cách điều trị như thế nào?

1. Bệnh nhiễm sán chó nguy hiểm như thế nào?

Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi. Loại ký sinh trùng Toxocara canis thường tồn tại trong ruột của loài chó và có nguy cơ lây truyền từ chó sang người. 

Ký sinh trùng Toxocara canis thường tồn tại trong ruột của loài chó và có nguy cơ lây truyền sang ngườiKý sinh trùng Toxocara canis thường tồn tại trong ruột của loài chó và có nguy cơ lây truyền sang người

Khi chó bị nhiễm sán, loại ký sinh trùng này sẽ phát triển và có thể được đào thải ra bên ngoài qua chất thải của chó. Đồng thời, hậu môn của chó sẽ là nơi có chứa nhiều sán và trứng sán. Khi chó liếm hậu môn và liếm lên thân thể của chúng hoặc cũng có thể liếm vào một số đồ dùng sinh hoạt trong nhà sẽ tạo cơ hội cho trứng sán phát tán khắp mọi nơi và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. 

Nếu vuốt ve chó hoặc vô tình tiếp xúc với những vật dụng có dính trứng sán thì bạn sẽ bị nhiễm sán. Loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể người và sẽ phát triển thành giun trưởng thành, đồng thời có thể di chuyển đến và sống ký sinh tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Sau đó, chúng có thể gây tổn thương và những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho những cơ quan này. Cụ thể là: 

- Bệnh gây tổn thương da, nhiễm trùng da, hiện tượng nổi ban trên da,…

- Nang sán có thể chèn ép các cơ quan nội tạng. Tùy thuộc vào các vị trí nang sán sống ký sinh sẽ gây ra những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chẳng hạn như:

+ Gan to, lách to.

+ Suy giảm hô hấp. 

+ Viêm thận. 

+ Viêm cơ tim.

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra một số bệnh lý về não. 

- Gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. 

- Với một số trường hợp, nang sán bị vỡ sẽ có thể gây nhiễm độc, dị ứng cho cơ thể, đầu sán có thể tràn ra ngoài gây ra nang sán thứ phát. Một số trường hợp, khoảng 2 đến 5 năm sau, nang sán thứ phát mới xuất hiện và có gây nguy hiểm cho người bệnh. 

2. Một số triệu chứng của bệnh sán chó

Khi bị nhiễm sán chó, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:

Ngứa da có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm sán chóNgứa da có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm sán chó

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ.

- Đau bụng. 

- Chán ăn, khó tiêu.

- Người nóng hoặc sốt. 

- Có dấu hiệu viêm mắt, trên mí mắt nổi những đường ngoằn ngoèo.

- Trên da có hiện tượng nổi ban, gây ngứa khó chịu,… 

Do đó, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này thì bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

3. Xét nghiệm OD có phát hiện bệnh nhiễm sán chó hay không?

Hiện nay xét nghiệm OD ELISA hay còn gọi là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Kết quả là dương tính nghĩa là trong cơ thể của người bệnh có tồn tại kháng thể Toxocara, không hoàn toàn là do có sán chó đang tồn tại trong cơ thể người bệnh. 

Xét nghiệm OD ELISA để tìm kháng thể kháng toxocara trong máuXét nghiệm OD ELISA để tìm kháng thể kháng toxocara trong máu

Lý do là kháng thể sẽ xuất hiện sau khi bạn đã nhiễm sán chó trong khoảng 2 tuần. Đặc biệt, loại kháng thể này sẽ có thể tồn tại khá lâu trong cơ thể. Sau 2 đến 5 năm, cho dù loại ký sinh trùng này đã chết và được đào thải từ rất lâu nhưng kháng thể này vẫn có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh. 

Do đó, để chẩn đoán bệnh, ngoài thực hiện xét nghiệm OD, các bác sĩ còn cần thực hiện khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh nhân, chẳng hạn như: 

- Bệnh nhân có gặp phải một số triệu chứng của bệnh như ngứa da, đau đầu, sốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,… hay không.

- Bác sĩ khai thác một số thông tin về người bệnh như bệnh nhân có thường xuyên tiếp xúc với chó mèo hay không, bệnh nhân có thói quen ăn rau sống hay không, bệnh nhân có thường xuyên làm vườn, tiếp xúc với đất cát hay không, hàng xóm có ai bị nhiễm sán chó hay không,….

- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh giun đũa, giun sán hay không.

Kết hợp kết quả xét nghiệm OD cùng với các triệu chứng lâm sàng và các thông tin thu thập được từ người bệnh, bác sĩ mới có thể đưa ra được chẩn đoán cuối cùng. 

Tùy vào từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm sán chó thường được điều trị nội khoa. Bác sĩ thường kê thuốc theo đợt. Mỗi đợt dùng thuốc có thể kéo dài trong khoảng 7 đến 15 ngày. Sau mỗi đợt dùng thuốc, bệnh nhân cần đến tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân đảm bảo uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh có thể khỏi sau 3 tháng điều trị. 

4. Một số phương pháp giúp bạn phòng tránh bệnh sán chó

Để phòng ngừa bệnh sán chó, bạn cần thực hiện một số lưu ý dưới đây: 

- Nên đảm bảo về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Tốt nhất hãy ăn chín uống sôi. Đây cũng là quy tắc để phòng tránh nhiều bệnh lý khác. 

Vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó mèoVệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó mèo

- Hạn chế ăn rau sống, nếu ăn rau sống cần rửa kỹ bằng nước muối trước khi ăn. 

- Sau khi tiếp xúc, chơi đùa với chó cần đảm bảo vệ sinh chân tay, sạch sẽ. 

- Nếu trong gia đình có nuôi chó mèo, nên đưa chúng đi khám thú y định kỳ để đảm bảo vật nuôi của gia đình bạn luôn khỏe mạnh. Nếu có bệnh sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời, từ đó tránh nguy cơ lây truyền bệnh sang cho người. 

Mặc dù nhiễm sán chó là bệnh ít gặp nhưng mỗi chúng ta cần có ý thức phòng ngừa bệnh, tuyệt đối không nên chủ quan để xảy ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Để được tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh nhiễm sán chó hay xét nghiệm OD cũng như một số vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.