Tin tức
Xét nghiệm sinh hóa máu, một số vấn đề cần lưu tâm
- 19/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu
- 17/03/2022 | Những điều nên biết về quy trình xét nghiệm sinh hóa máu
- 17/06/2024 | Tìm hiểu về 25 chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
- 01/07/2023 | MEDLATEC - nơi trao gửi niềm tin xét nghiệm sinh hóa máu Thái Bình
- 01/08/2023 | Vai trò của xét nghiệm sinh hóa máu trong Y khoa
1. Xét nghiệm sinh hóa máu là gì, có ý nghĩa như thế nào?
1.1. Xét nghiệm sinh hóa là gì?
Xét nghiệm sinh hoá máu là xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu để đo lường nồng độ các chất hóa học trong máu, qua đó thấy được tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và tìm ra bệnh lý bất thường.
Xét nghiệm sinh hóa máu cho phép đo lường nồng độ chất hóa học có trong máu để thực hiện những mục đích nhất định
1.2. Ý nghĩa của xét nghiệm sinh hóa máu
Hiện có nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau nhưng dựa trên từng bệnh cảnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp để tránh tình trạng dư thừa, gây lãng phí kinh tế cho người bệnh. Các chất sinh hóa quan trọng thường được chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa là men gan, creatinin - chất thải của thận, chất béo, chất điện giải, protein, đường.
- Kiểm tra chức năng hoạt động một số hệ cơ quan.
- Kiểm tra chức năng hoạt động một số tuyến nội tiết.
- Kiểm tra cân bằng nước và điện giải ở môi trường ngoại bào.
- Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý.
- Đánh giá diễn tiến bệnh hoặc khả năng đáp ứng điều trị trong tương lai.
2. Quy trình thực hiện và những điều lưu ý trước khi làm xét nghiệm sinh hóa máu
2.1. Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu
Khi một người được chỉ định xét nghiệm sinh hoá máu thì họ sẽ được kỹ thuật viên lấy một lượng máu vừa đủ ở tĩnh mạch để cho vào lọ chứa sẵn chất chống đông phù hợp sau đó nhanh chóng đưa vào máy xét nghiệm.
Quá trình xét nghiệm sinh hóa được thực hiện khép kín thông qua các loại máy xét nghiệm có sử dụng chất hóa học riêng biệt. Sau một khoảng thời gian nhất định, máy sẽ cho ra kết quả, đây chính là căn cứ để bác sĩ tham khảo trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
2.2. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm sinh hóa máu
Để kết quả xét nghiệm sinh hóa máu không bị tác động bởi những yếu tố khác, trước khi lấy mẫu xét nghiệm cần lưu ý những điều dưới đây:
Một số xét nghiệm sinh hóa yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu
- Không uống thuốc
Không uống bất cứ loại thuốc nào, nếu lỡ uống thuốc trước khi lấy mẫu xét nghiệm cần báo ngay với bác sĩ để có hướng can thiệp.
- Nhịn ăn
Có một số loại xét nghiệm sinh hóa máu cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm 8 - 12 giờ nên nếu được yêu cầu thực hiện việc này cần chú ý thực hiện đúng để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Không dùng chất kích thích
3. Ý nghĩ của một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản
3.1. Chỉ số Ure máu
Ure tổng hợp ở gan và giữ nhiệm vụ bài tiết nitơ của cơ thể. Hàm lượng protein trong chế độ ăn, sự hấp thụ axit amin và peptit ở ruột sau xuất huyết đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất urê. Người bị bệnh gan nặng, suy thận thường có nguy cơ giảm nồng độ urê huyết tương.
3.2. Chỉ số Creatinin
Creatinine do creatine phosphate trong cơ sản sinh. Xét nghiệm creatinine giúp đưa ra căn cứ để đánh giá chức năng của thận. Tốc độ lọc cầu thận và creatinine huyết tương có quan hệ nghịch đảo, tốc độ lọc cầu thận giảm một nửa tương đương với việc creatinine huyết tương tăng gấp đôi. Một số ít trường hợp, creatinine vẫn ở khung tham chiếu dù tốc độ lọc cầu thận giảm.
3.3. Chỉ số chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan giúp đánh giá sự kết hợp của các enzym phổ biến như ALP, AST, ALT và GGT. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ có căn cứ khẳng định tổn thương chức năng gan.
Chỉ số chức năng gan trong xét nghiệm sinh hóa giúp bác sĩ đánh giá đúng khả năng hoạt động của gan
3.4. Chỉ số Bilirubin
Bilirubin là sắc tố màu vàng do quá trình phân hủy tế bào hồng cầu tạo ra. Sắc tố này đi qua gan và được đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu nồng độ bilirubin cao hơn mức bình thường tức là cảnh báo bất thường ở ống mật, gan hoặc tốc độ phá hủy hồng cầu.
3.5. Chỉ số Protein máu
Protein là thành phần quan trọng ở nhiều chức năng hoạt động của cơ thể. Thông qua xét nghiệm protein máu bác sĩ sẽ có căn cứ chẩn đoán bệnh lý về thận, gan, đông máu, dinh dưỡng… Vì thế, sự thay đổi bất thường chỉ số protein máu sẽ phản ánh vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe.
4. Xét nghiệm sinh hóa thực hiện trong trường hợp nào?
Như đã nói ở trên, có nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu nên tùy vào bệnh cảnh của từng bệnh nhân, khi ở thời điểm cần làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ trên bệnh sử, tiền sử bệnh của người bệnh để chỉ định xét nghiệm phù hợp.
Đây là xét nghiệm thường được làm trong các trường hợp:
- Khám sức khỏe tổng quát.
- Cơ thể có các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh thận, gan, tim mạch,... như: nôn, buồn nôn, tiểu quá ít hoặc quá nhiều, mệt mỏi,...
- Có các triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh như dấu hiệu: mất máu mạn tính do vết loét dạ dày gây mệt mỏi kéo dài,...
- Cần chẩn đoán bệnh lý hoặc theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Nhìn chung, quá trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu trải qua nhiều bước phức tạp, cần có sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y khoa tiên tiến cùng trình độ chuyên môn cao của đội ngũ kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Do đó, muốn đảm bảo xét nghiệm cho kết quả chính xác, hãy tìm hiểu kỹ để làm xét nghiệm ở cơ sở y tế uy tín.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn hay đặt lịch xét nghiệm sinh hóa máu có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giải đáp chính xác, tư vấn loại xét nghiệm phù hợp, giúp đánh giá đúng tình trạng sức khỏe ở thời điểm làm xét nghiệm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!