Tin tức

Xơ phổi sau COVID có nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị

Ngày 16/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xơ phổi sau COVID là tình trạng đáng lo ngại bởi những hệ lụy nguy hiểm mà bệnh gây ra. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu về tính chất nguy hiểm của bệnh lý này và cách khắc phục tốt nhất.

1. Nguyên nhân gây ra xơ phổi sau COVID

Xơ phổi sau COVID là tình trạng mô phổi bị tổn thương và hình thành sẹo sau khi nhiễm COVID-19. Quá trình phục hồi sau nhiễm virus có thể dẫn đến việc mô phổi bị tổn thương vĩnh viễn, làm suy giảm chức năng hô hấp. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc thậm chí không hồi phục hoàn toàn, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Xơ phổi sau COVID có thể do nhiều yếu tố tác động, trong đó quan trọng nhất là phản ứng viêm mạnh mẽ của cơ thể khi chống lại virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, nguy cơ phát triển xơ phổi gia tăng khi có các yếu tố như:

- Tình trạng viêm kéo dài: Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức, phổi sẽ bị viêm nặng, làm hỏng các tế bào và hình thành sẹo.

- Bệnh nền: Những người mắc các bệnh nền như tiểu đường, bệnh phổi mạn tính hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn bị xơ phổi.

- Thở máy: Bệnh nhân COVID-19 nặng cần thở máy có nguy cơ bị tổn thương phổi nghiêm trọng nên gây xơ phổi.

- Thời gian nhiễm bệnh kéo dài: Nếu người bệnh nhiễm COVID-19 trong thời gian dài, phổi sẽ chịu tổn thương nhiều hơn, dễ dẫn đến xơ hóa.

Bệnh nhân thở máy do COVID-19 có nguy cơ cao bị xơ phổi sau COVID

Bệnh nhân thở máy do COVID-19 có nguy cơ cao bị xơ phổi sau COVID

2. Xơ phổi sau COVID có nguy hiểm không?

Xơ phổi sau COVID là tình trạng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:

2.1. Suy hô hấp cấp tính

Suy hô hấp là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể thông qua hoạt động hấp. Với COVID, suy hô hấp tiến triển nhanh chủ yếu do phù phổi cấp chứ không phải xơ phổi, xơ là tình trạng tổn thương phổi mạn tính, phần này nên nói đến suy hô hấp sau các hoạt động gắng sức.

2.2. Tăng áp động mạch phổi

Xơ phổi có thể dẫn đến tăng áp động mạch phổi, tức là tình trạng tăng áp lực trong các mạch máu của phổi. Điều này khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua phổi, gây ra tăng áp động mạch phổi, lâu gần tim phải làm việc gắng sức sẽ dẫn đến suy tim phải (suy tim do phổi) với các triệu chứng: khó thở, sưng phù chân tay, mệt mỏi, đau ngực. Nếu không được điều trị hiệu quả ngay, người bệnh có nguy cơ tử vong.

2.3. Nhiễm trùng phổi tái phát

Phổi bị xơ hóa thường dễ bị nhiễm trùng hơn vì cấu trúc phổi không còn nguyên vẹn và các chức năng bảo vệ tự nhiên của phổi bị suy yếu. Lúc này, các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản có thể tái phát nhiều lần, làm tổn thương thêm mô phổi và khiến cho tình trạng xơ phổi trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4. Giảm chất lượng cuộc sống

Người bệnh xơ phổi sau COVID dễ bị khó thở, mệt và yếu khi tham gia các hoạt động thường ngày, thậm chí cảm thấy mệt ngay cả khi trò chuyện. Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây tác động tiêu cực đến tâm lý, khiến người bệnh bị lo âu, trầm cảm, sa sút tinh thần.

2.5. Tổn thương không thể hồi phục hoàn toàn

Xơ phổi là tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục hoàn toàn như các dạng viêm phổi thông thường. Mặc dù một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình xơ hóa, nhưng sẹo phổi sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ sống chung với triệu chứng xơ phổi suốt đời và bất cứ lúc nào những triệu chứng đó cũng có thể bùng phát.

Xơ phổi sau COVID là tổn thương không có khả năng hồi phục hoàn toàn

Xơ phổi sau COVID là tổn thương không có khả năng hồi phục hoàn toàn

2.6. Nguy cơ tử vong cao

Ở những trường hợp nặng, xơ phổi có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là khi phổi không còn khả năng trao đổi khí hiệu quả và các biện pháp điều trị không đáp ứng. Bệnh nhân có thể qua đời do suy hô hấp, suy tim, hoặc gặp các biến chứng nghiêm trọng khác liên quan đến phổi.

3. Nên xử trí như thế nào khi bị xơ phổi sau COVID-19?

3.1. Chẩn đoán xơ phổi sau COVID-19

Người đã từng bị COVID-19 nên khám sàng lọc di chứng phổi, nhất là nhóm bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ như đã kể ở trên. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về tiền sử bệnh, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện test vận động và thực hiện các biện pháp kiểm tra như:

- Chụp CT scan ngực.

- Đo chức năng hô hấp.

- Xét nghiệm máu.

- Sinh thiết phổi.

Trường hợp có nghi ngờ, bác sĩ cũng sẽ đề nghị người bệnh tầm soát bệnh lý khác cũng gây khó thở để loại bỏ nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất.

Người đã từng bị viêm phổi do COVID-19 cần khám sàng lọc định kỳ để phát hiện kịp thời nguy cơ xơ phổi

Người đã từng bị viêm phổi do COVID-19 cần khám sàng lọc định kỳ để phát hiện kịp thời nguy cơ xơ phổi

3.2. Điều trị xơ phổi sau COVID-19

Hiện nay, việc điều trị xơ phổi sau COVID vẫn chưa có phác đồ cụ thể. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài, thuốc kháng viêm và thuốc chống xơ hóa có thể mang lại hiệu quả tích cực.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tập vật lý trị liệu hô hấp bởi sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia. Việc tránh các tác nhân như khói thuốc, hóa chất độc hại từ môi trường, khói bụi,... cũng cần thiết để không khiến cho tình trạng xơ phổi hậu COVID trở nên nghiêm trọng hơn nữa. 

Điều trị xơ phổi sau COVID có thể phải diễn ra trong thời gian dài vì phụ thuộc rất nhiều vào diễn tiến bệnh và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Người bệnh cần kiên trì thực hiện chỉ định từ bác sĩ và không bỏ qua các mốc tái khám đã hẹn trước.

Xơ phổi sau COVID khó phòng ngừa nhưng có thể kiểm soát được nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, bệnh nhân COVID cần được điều trị tích cực ở giai đoạn mắc bệnh kết hợp các bài tập phục hồi chức năng và thay đổi lối sống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau thời gian bị COVID-19 người bệnh nên có những lần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ xơ phổi, kịp thời điều trị ngăn chặn biến chứng.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe, sàng lọc xơ phổi cùng bác sĩ chuyên khoa Hô hấp - Hệ thống Y tế MEDLATEC, có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.