Tin tức

Xuất hiện 3 dấu hiệu hay gặp, trẻ 2 tuổi đi khám phát hiện nguyên nhân do viêm miệng aptor

Ngày 06/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Xuất hiện sốt, vết loét niêm mạc miệng, khiến trẻ ăn uống kém, thấy con khó chịu như vậy, bé T.L.A, 2 tuổi, ở Hà Nội nhanh chóng được gia đình đưa đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC số 2 thăm khám thì được biết nguyên nhân do viêm miệng aptor (áp tơ).

Phát hiện viêm miệng áp tơ từ nguyên nhân hay gặp

Bé T.L.A, 2 tuổi, ở Hà Nội đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC số 2 thăm khám do loét miệng.

Gia đình cho biết, trước 3 ngày đi khám, bé xuất hiện vết loét vùng niêm mạc lưỡi miệng, ăn nhai đau. Vết loét lan rộng, khiến bé ăn nhai khó khăn kèm theo sốt nóng, nhiệt độ cao nhất đo là 38 độ, cơn sốt thưa khoảng 12 giờ/ cơn, dùng thuốc hạ sốt có hạ.

ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC số 2 trực tiếp thăm khám thấy bé có tổn thương niêm mạc miệng: loét nông kích thước nhỏ, ranh giới rõ có giả mạc, vùng niêm mạc miệng - má, lợi toàn bộ 2 hàm viêm tấy đỏ, rìa 2 bên mặt ngoài lưỡi có nhiều tổn thương loét kích thước lớn nhất 1x2 cm, có giả mạc bám, hơi thở hôi, ăn uống khiến trẻ đau, khó chịu. Ngoài ra, các cơ quan khác của bé chưa phát hiện bất thường.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy trẻ có chỉ số bạch cầu có biến đổi, chỉ số bilan viêm tăng cao

Trước kết quả thăm khám đó, bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ là viêm miệng áp tơ. Sau đó, trẻ được chỉ định làm xét nghiệm máu để đánh giá bilan viêm. Kết quả cho thấy, các chỉ số bạch cầu có biến đổi, chỉ số bilan viêm tăng cao, tuy nhiên không nguy hiểm.

Sau 3 ngày uống thuốc điều trị và được hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc tại nhà, tổn thương loét của bé lành sau 1 tuần.

Thông tin cần biết về bệnh viêm miệng áp tơ

Viêm loét miệng áp tơ là một tình trạng tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến 25% dân số thế giới. Xuất hiện lần đầu ở trẻ em, hoặc thanh thiếu niên. 

Bệnh có thể phát triển như một thực thể riêng lẻ, hoặc như một phần của tình trạng toàn thân, như bệnh Behçet.

Viêm miệng áp tơ gồm 3 nhóm: Loét miệng nhỏ (là phổ biến nhất, chiếm >70% các trường hợp), loại lớn (10%) và dạng herpes (10%) ít phổ biến hơn, cụ thể:

  • Loét áp tơ nhỏ: Phổ biến nhất, tái phát sau khoảng thời gian từ 1 đến 4 tháng. Các tổn thương nhỏ (thường có đường kính dưới 5 mm), hình bầu dục hoặc tròn và xuất hiện đơn độc hoặc một nhóm nhỏ. Thông thường lành trong 10 ngày và không để lại sẹo.


Những dấu hiệu của trẻ khi bị viêm miệng áp tơ

  • Loét áp tơ lớn (viêm quanh hạch niêm mạc hoại tử): Là dạng bệnh nghiêm trọng hơn và được thấy ở 10% bệnh nhân. Các vết loét lớn hơn (>10 mm), kéo dài từ 5 đến 10 tuần và thường để lại sẹo. Bất kỳ vùng nào của miệng cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm cả hầu họng. Thường gặp nhất ở bệnh nhân AIDS và có mối liên hệ gia tăng giữa các tổn thương này với các rối loạn về đường tiêu hóa và huyết học. Chúng thường không theo một mô hình tuần hoàn.
  • Loét dạng Herpes: Ít phổ biến nhất; nó phát triển ở khoảng 1% đến 10% bệnh nhân; không liên quan đến virus herpes. Loét dạng herpes có khuynh hướng xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi. Các tổn thương xuất hiện dưới dạng các vết loét nhỏ, đau và nhiều. Chúng có thể xuất hiện với số lượng lên đến 100 vết loét cùng một lúc, có đường kính từ 2 đến 3 mm và kéo dài trong 1-2 tuần. Các vị trí thường gặp nhất là sàn miệng và lưỡi (đầu và rìa bên). Chúng có thể xuất hiện trên niêm mạc sừng hóa hoặc không sừng hóa. Các vết loét nhỏ đôi khi có thể hợp nhất thành một vết loét lớn và không đều, lành lại bằng sẹo.

Cách đề phòng bệnh viêm miệng áp tơ

Để phòng mắc viêm miệng áp tơ ở trẻ em, bác sĩ Ngọc khuyên cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày;
  • Cho trẻ đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng như các loại rau, củ quả, ngũ cốc;
  • Bảo đảm thời gian mỗi bữa ăn của trẻ không quá 30’ để tránh sâu răng;
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng miệng như các loại gia vị, thức ăn mặn, trái cây chứa axit (dứa, bưởi, ngũ cốc);
  • Không nhai và nói chuyện cùng lúc để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.

Nếu cha mẹ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên, nhưng trẻ vẫn còn xuất hiện tình trạng loét miệng lâu sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, để tìm chính xác nguyên nhân do vi khuẩn hay bệnh lý, cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế thăm khám.

Chuyên khoa Nhi, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ gửi gắm niềm tin trọn vẹn của các bậc cha mẹ

Chuyên khoa Nhi, Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất của Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và hệ thống máy móc đa chuyên khoa. Bởi vậy, người dân nói chung và các cha mẹ nói riêng, hoàn toàn an tâm thăm khám và điều trị bệnh lý đa chuyên khoa, cũng như các bệnh hay gặp ở trẻ với chất lượng chính xác, hiệu quả và quy trình khoa học, khép kín.

Mọi thông tin tư vấn, hoặc hỗ trợ đặt khám, đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, người dân vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (hỗ trợ 24/24h).

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ