Tin tức
Viêm loét miệng chữa thế nào? Phương pháp phòng bệnh ra sao?
- 15/04/2022 | Nhiệt miệng: nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa
- 09/03/2022 | Top 4 cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà mà bạn nên biết
- 26/02/2022 | Giải đáp thắc mắc: Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?
- 11/02/2022 | Tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài và cách chữa trị hiệu quả
- 15/01/2022 | Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
1. Phân biệt viêm loét miệng thông thường với bệnh viêm nhiễm ở miệng khác
Viêm loét miệng thường xuất hiện ở một số vị trí như dưới lưỡi, trong má, môi, trên nướu. Vết nhiệt miệng này thường có màu trắng viền đỏ hoặc vàng viền đỏ. Hình dạng của những nốt nhiệt thường là hình tròn hoặc hình bầu dục. Tình trạng này thường được đánh giá là lành tính và vết loét thường nông, có khả năng tự lành trong vài ngày.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét miệng
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp bị loét miệng nhưng do một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn, trong đó bao gồm bệnh tự miễn, ung thư, do herpes,… Với những trường hợp này, đặc điểm của vết loét miệng thường có một số khác biệt như sau: Bệnh nhân bị tái nhiệt miệng nhiều lần, nốt nhiệt lâu lành (có thể kéo dài trên 2 tuần), kèm theo đó là một số triệu chứng như nổi hạch, sốt, rối loạn tiêu hóa,… Nếu xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân cần được thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nếu vết loét miệng là do Herpes môi: Những vết loét sẽ giống như vết phồng rộp nhỏ tạo thành từng đám mọc trên môi, quanh miệng. Nguyên nhân gây bệnh là do virus HSV. Khi những nốt phồng bị vỡ, dịch sẽ chảy ra ngoài và sau khoảng vài ngày thì bắt đầu đóng vảy. Với một số trường hợp, vết thương cần đến vài tuần để lành trở lại. Bệnh có thể được điều trị tại nhà.
- Bệnh tự miễn: Những trường hợp mắc bệnh tự miễn cũng có thể phải đối mặt với những vết loét miệng. Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét có thể gặp ở một số vùng da khác của cơ thể và đồng thời rất dễ bị tái phát. Trong đó, có thể kể đến hội chứng Behçet. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm loét ở một số bộ phận trên cơ thể, thường gặp nhất là ở vùng miệng, cơ quan sinh dục,… Ngoài ra, bệnh lupus ban đỏ cũng có thể gây loét miệng và kèm theo rất nhiều triệu chứng khác như tổn thương khớp, tổn thương thận hay tình trạng thiếu máu.
Viêm loét miệng gây đau và khó chịu
- Bệnh ung thư biểu mô hầu họng: Với những trường hợp này, bệnh nhân thường xuất hiện những vết loét chậm lành và tỷ lệ tái phát cao. Bên cạnh đó là những triệu chứng như nổi hạch, sốt cao,… Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu, sinh thiết vết loét hoặc thực hiện những phương pháp cần thiết khác tùy vào từng trường hợp cụ thể.
2. Viêm loét miệng chữa thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất
Nếu là bệnh viêm loét miệng hay nhiệt miệng thông thường, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng viêm loét, bệnh nhân sẽ rất khó chịu và đau đớn ngay cả khi nói chuyện và càng khó khăn hơn khi ăn uống. Do đó, người bệnh có xu hướng bỏ bữa, dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình bổ sung dinh dưỡng.
Bị viêm loét miệng nên bổ sung nhiều vitamin C
Khi cơ thể không có đủ dinh dưỡng, không đủ năng lượng thì người bệnh lại càng mệt mỏi và vết loét cũng lâu lành hơn, thậm chí có thể xuất hiện thêm những vết loét mới. Những người lớn tuổi, trẻ em, người già là những trường hợp dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi xảy ra tình trạng nhiệt miệng. Vậy viêm loét miệng chữa thế nào? Hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây:
-
Dùng gel bôi nhiệt miệng
Có nhiều loại gel bôi nhiệt miệng được đánh giá an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt nó có thể mang lại hiệu quả rất tích cực, giảm đau nhanh, giúp vết thương nhanh liền trở lại và dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với mình.
-
Tăng cường sức đề kháng
Khi bị nhiệt miệng, bạn nên thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, chẳng hạn như vitamin C, B,… Mục đích của việc bổ sung vitamin là nâng cao sức đề khách cho cơ thể, từ đó giúp làm lành những tổn thương cho cho cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Cụ thể, một số thực phẩm nên bổ sung trong thời gian này là nước ép cà rốt, nước trà xanh, khế, cà chua, mật ong, dưa đỏ, nước cỏ mực, cần tây,…
-
Áp dụng một số phương pháp giảm đau tại chỗ
Với những trường hợp nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để giảm đau tại chỗ:
+ Súc miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn: Có thể lựa chọn sản phẩm nước súc miệng hoặc có thể tự làm nước súc miệng với công thức gồm nước ép nha đam, baking soda và nước ấm. Mỗi lần súc miệng nên súc liên tục trong 10 giây để đạt kết quả tốt nhất.
+ Có thể bọc đá vào gạc hoặc vải mềm để chườm vào vết loét. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm đau nhưng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh khi thực hiện để tránh đưa vi khuẩn vào khoang miệng khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.
+ Dùng túi lọc trà: Có thể bạn không biết nhưng túi lọc trà cũng là một cách chữa nhiệt miệng tại nhà khá hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng túi lọc trà đã thấm nước để lên vết loét.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
-
Nhiệt miệng có cần dùng kháng sinh, kháng viêm không?
Với những trường hợp nhiệt miệng lâu ngày, nên đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cụ thể. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh. Có thể dùng thuốc theo dạng uống, dạng bôi.
Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid, chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là loại thuốc này tuy có hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ và những biến chứng không đáng có.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã có thể giải đáp thắc mắc viêm loét miệng chữa thế nào và một số lưu ý trong quá trình điều trị. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!