Tin tức
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị
- 02/12/2020 | Triệu chứng điển hình nhận diện tình trạng xuất huyết não
- 02/12/2020 | Top 7 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xuất huyết não
- 30/11/2020 | Tìm hiểu các phương pháp điều trị xuất huyết não hiệu quả nhất
1. Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do đâu?
Xuất huyết não có thể hiểu chung là tình trạng một mạch máu não bị vỡ, rò rỉ gây chảy máu não và màng não. Với trẻ sơ sinh, xuất huyết não thường xảy ra ở lớp màng xương sọ, thường gặp ở những trẻ sinh non hoặc mẹ mang thai khi lớn tuổi, gây tỉ lệ tử vong và biến chứng rất cao.
Trẻ sơ sinh có thể bị xuất huyết não
Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết não ở trẻ em:
1.1. Trẻ đẻ non tháng
Khoảng 15 - 20 % trẻ đẻ non, trẻ non tháng < 32 tuần hoặc cân nặng < 1.500gr bị xuất huyết vùng mầm hoặc trong não thất.
1.2. Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ như ngạt, chấn thương, hồi sức phòng sinh kéo dài, giảm oxy máu, tăng hoặc giảm C02 máu, toan chuyển hóa, co giật, viêm ruột hoại tử cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não.
1.3. Do người mẹ
Nếu mẹ sử dụng thuốc chống đông, viêm màng ối cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng xuất huyết não ở trẻ.
1.4. Liên quan tới vitamin K
Thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh gây rối loạn đông máu, cơ thể dễ chảy máu. Những nguyên nhân gây thiếu Vitamin K ở trẻ gồm:
Trẻ không nhận đủ vitamin K từ sữa mẹ
Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ nhỏ. Trẻ cũng nhận Vitamin K từ mẹ qua sữa để thực hiện các chức năng quan trọng như tổng hợp yếu tố đông máu. Trung bình trong sữa mẹ, lượng Vitamin K rơi vào khoảng 20 - 30 microgram/lít sữa, thấp hơn so với sữa bột và sữa bò.
Trẻ sơ sinh nhận nguồn Vitamin K chủ yếu từ sữa mẹ
Thông thường, nếu mẹ ăn uống đầy đủ thì lượng vitamin này đã đủ nhu cầu cho bé sử dụng. Tuy nhiên ở những người mẹ không được ăn uống đầy đủ, bồi dưỡng đủ chất trong những tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh ăn kiêng khem quá mức, lượng Vitamin trong sữa mẹ sẽ không đủ cho bé.
Trẻ không tổng hợp đủ vitamin K
Trẻ nhỏ sau khi sinh 1 tháng, chức năng tổng hợp Vitamin K ở ruột không đủ nên phải nhận kết hợp từ nguồn dinh dưỡng. Nếu thiếu Vitamin K ở hai nguồn này, trẻ dễ bị xuất huyết não hơn trẻ lớn tuổi hơn.
Những trẻ phải dùng kháng sinh sớm điều trị cũng bị rối loạn chức năng tổng hợp Vitamin K của ruột, khiến cơ thể không cung cấp đủ.
Do tác dụng phụ của thuốc
Những mẹ bầu sử dụng thuốc Isoniazid, rifampicin, barbiturat hoặc nhiễm dioxin trong thời kỳ mang thai thì con dễ bị xuất huyết não hơn những đứa trẻ khác.
2. Xuất huyết não ở trẻ có thể dẫn tới các biến chứng gì?
Trẻ sơ sinh mắc xuất huyết não có tỉ lệ tử vong rất cao, rơi vào khoảng 25 - 45%. Những trẻ sống sót cũng bị tổn thương thần kinh nặng, để lại nhiều di chứng nặng nề. Các di chứng sau xuất huyết não ở trẻ rất nghiêm trọng và khó phục hồi như:
-
Liệt vận động.
-
Động kinh.
-
Chậm phát triển tinh thần.
-
Trẻ bị tàn tật suốt đời, ứ nước não thất.
Tổn thương thần kinh do xuất huyết não ở trẻ rất nặng nề
Điều nguy hiểm hơn là không phải trẻ sơ sinh bị xuất huyết não nào cũng có biểu hiện sớm và rõ ràng. Theo thống kê của các tổ chức y tế, có đến 5/10.000 trẻ sơ sinh bị xuất huyết não không có triệu chứng, chỉ khi bệnh biến chứng nặng mới phát hiện ra, dẫn tới kết quả điều trị không cao.
3. Điều trị xuất huyết não ở trẻ em
Việc điều trị xuất huyết não ở người trẻ, đặc biệt là trẻ em cần được theo dõi và chăm sóc điều trị đặc biệt tại các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chăm sóc và điều trị. Vì thế ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ trẻ bị xuất huyết não cần sớm đưa tới bệnh viện để chẩn đoán xác định.
Một số dấu hiệu cần lưu ý :
Tiền căn sản khoa: trẻ đẻ non, cân nặng lúc sinh thấp, sinh ngạt, sang chấn sản khoa, không được tiêm vitamin K lúc sinh, mẹ có sử dụng 1 số loại thuốc trong thai kỳ như: phenobarbital, chống đông,...
Trẻ có biểu hiện thiếu máu: da xanh niêm mạc nhạt (khó nhận biết trong giai đoạn đầu), rối loạn nhịp thở, xanh tím có cơn ngừng thở >20s, trẻ bỏ bú, bú kém, lừ đừ, khóc thét, co giật kiểu co cơ, thóp phồng.
Tại bệnh viện, trẻ bị xuất huyết não cần được cầm máu, ngăn ngừa chảy máu màng não, nếu có các ổ tụ máu cần can thiệp phẫu thuật loại bỏ. Với trẻ bị xuất huyết não do thiếu Vitamin K cần được tiêm bổ sung Vitamin K, bổ sung kết hợp với chăm sóc đặc biệt.
Tiêm bổ sung Vitamin K là cần thiết với trẻ sơ sinh
Những trẻ xuất huyết não nặng có thể bị hôn mê, không bú được cần được theo dõi đặc biệt, bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ thở. Điều trị trẻ bị xuất huyết não hiện còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ tử vong và di chứng còn cao. Vì thế dự phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu.
4. Dự phòng bệnh xuất huyết não ở trẻ
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa chủ động bằng cách các bà mẹ chú ý tới chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ ở thời kỳ mang thai. Những thực phẩm giàu Vitamin K mà mẹ bầu cần bổ sung thêm như: thịt bò, thịt lợn nạc, trứng gà, ngũ cốc, rau xanh, trứng gà, sữa,… Nếu mẹ có dấu hiệu Thiếu Vitamin K, có thể tiêm bắp 5mg vào 2 tuần cuối trước khi sinh.
Sau khi sinh, trẻ vẫn cần nhận Vitamin K từ sữa mẹ trong khoảng thời gian đầu, vì thế mẹ cũng cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, có thể bổ sung Vitamin K cho tất cả trẻ sơ sinh theo 1 trong 2 cách sau:
Tiêm bổ sung Vitamin K
Trẻ sơ sinh có thể tiêm 1 mũi Vitamin K1 (1mg) hoặc Vitamin K3 (2mg).
Uống bổ sung Vitamin K
Trẻ sơ sinh được bổ sung Vitamin K1 qua đường uống 3 lần, sau khi sinh, lúc 7 ngày tuổi và 1 tháng tuổi. Liều bổ sung là 2mg.
Bổ sung Vitamin K là cách phòng ngừa xuất huyết não ở trẻ hiệu quả
Vitamin K1 và Vitamin K3 có hiệu quả bổ sung như nhau, vì thế có thể lựa chọn bổ sung cho trẻ tùy vào tình hình thực tế.
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng bệnh cấp tính nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao và biến chứng lên tới 25 - 45%. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do thiếu hụt Vitamin K cung cấp từ sữa mẹ khi ruột chưa tự tổng hợp được, vì thế có thể phòng ngừa bằng việc bổ sung thêm dưỡng chất này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!