Tin tức
Ý nghĩa của chỉ số EF trong siêu âm tim là gì?
- 26/03/2020 | Kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản và những điều cần biết
- 02/03/2020 | Siêu âm tim cơ bản và những thông tin cần biết
- 11/01/2020 | Siêu âm tim qua thực quản là gì? Có đau không?
- 06/01/2020 | Siêu âm tim cơ bản và những câu hỏi thường gặp
1. EF trong siêu âm tim là gì?
EF là viết tắt của cụm từ Ejection Fraction, có nghĩa là phân suất tống máu. Chỉ số này khả năng bơm máu của tim. Ứng với 2 buồng tim: thất trái và thất phải thì có 2 phân suất tống máu:
-
Phân suất tống máu thất trái (LVEF) là tỷ lệ lượng máu bơm ra khỏi tâm thất trái đến động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới trong mỗi lần tim co bóp.
-
Phân suất tống máu thất phải (RVEF) là tỷ lệ lượng máu bơm ra khỏi tâm thất phải đến động mạch phổi trong mỗi lần tim co bóp.
Tuy nhiên, người ta phần lớn thường nhắc đến phân suất tống máu thất trái. siêu âm tim là một phương pháp giúp bác sĩ có thể đo được phân suất tống máu của bệnh nhân. Ngoài ra, một số kỹ thuật khác như chụp X - quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp CT, quét đồng vị phóng xạ,… cũng có thể xác định được phân suất tống máu của tim. Vậy trong chẩn đoán, ý nghĩa của chỉ số EF trong siêu âm tim là gì? Hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn.
Chỉ số EF trong siêu âm tim có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh tim
2. Các giá trị bình thường/bất thường của chỉ số EF trong siêu âm tim
Tim có chức năng quan trọng đó là bơm máu để nuôi cả cơ thể. Tim bơm máu theo chu kỳ và lượng máu được bơm phải đủ lớn để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Nếu vì một lý do nào đó mà sức bơm máu của tim thay đổi, có nghĩa là chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Vậy ý nghĩa của EF trong siêu âm tim là gì?
Chỉ số EF trong siêu âm tim phản ánh tình trạng rối loạn chức năng tâm thu ở các bệnh nhân mắc bệnh về tim. Ở một người khỏe mạnh, chỉ số EF thường nằm trong khoảng 50 - 70%, đây được coi là giá trị lý tưởng của sức bơm máu của tim vì nó cung cấp một lượng máu vừa đủ với nhu cầu của cơ thể. Nếu siêu âm cho thấy kết quả phân suất tống máu thay đổi, bác sĩ có thể đưa ra những nhận định về sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.
Khi phân suất tống máu cao trên 75%, bệnh nhân có thể đang mắc chứng cơ tim phì đại, dẫn đến công bơm máu của tim tăng cao. Chứng cơ tim phì đại đặc trưng bởi sự phát triển không bình thường của các sợi cơ tim, làm cho thành tim dày lên, đặc biệt là ở tâm thất trái và tâm thất phải. Điều này khiến thể tích buồng tim giảm, kéo theo là tỷ lệ máu bơm ra khỏi tim tăng trong khi lượng máu bơm lại rất ít.
EF lớn hơn 75% là cảnh báo nguy cơ mắc chứng phì đại cơ tim
Nếu phân suất tống máu thấp dưới 50%, điều này báo hiệu chức năng bơm máu của tim suy giảm, tim không còn khả năng bơm máu đủ với nhu cầu của cơ thể. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh nhân mắc suy tim.
3. Nên làm gì khi phân suất tống máu giảm?
Như đã tìm hiểu, phân suất tống máu thay đổi là dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường. Đặc biệt, khi phân suất tống máu giảm thì càng nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh nhân có thể mắc bệnh suy tim và đe dọa đến tính mạng. Vậy những điều nên làm khi giảm chỉ số EF trong siêu âm tim là gì?
Khi phân suất tống máu giảm, bệnh nhân không cần quá lo lắng mà phải lắng nghe lời khuyên của bác sĩ. Tùy vào mức độ giảm của phân suất tống máu, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo thích hợp nhất. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dành cho người có chỉ số EF giảm dưới đây:
Hạn chế bổ sung muối vào cơ thể: Khi phân suất tống máu giảm tức là chức năng tim suy giảm, khả năng bơm máu của tim không đủ đáp ứng cho nhu cầu cơ thể. Lúc này, một lượng lớn dịch bị ứ đọng trong hệ tuần hoàn, bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng như khó thở, phù nề,… Vì thế, hạn chế đưa muối vào cơ thể sẽ giảm áp suất thẩm thấu, dẫn đến lượng dịch đi vào tuần hoàn cũng giảm. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho tim, rất có ý nghĩa trong hỗ trợ điều trị suy tim.
Lượng dịch đưa vào cơ thể phải được tính toán phù hợp: Như đã nói ở trên, nếu đưa vào cơ thể một lượng dịch lớn sẽ gây thêm gánh nặng cho tim, khiến bệnh nhân suy tim ngày càng nặng.
Vận động, rèn luyện cơ thể: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân dành thời gian cho tập thể dục sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và phân suất tống máu của tim. Bệnh nhân được khuyến cáo nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục.
Điều trị suy tim bằng thuốc: Kết hợp với các lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị để có kết quả tốt nhất.
Vận động thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe khi chỉ số EF thấp
4. Khi nào cần thực hiện siêu âm tim?
Siêu âm tim có thể được thực hiện như một xét nghiệm định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu cảnh báo suy tim, bệnh nhân cần thực hiện siêu âm tim để phát hiện chính xác tình trạng này:
-
Người bệnh cảm thấy khó thở khi lao động nhẹ, thậm chí là khi nghỉ ngơi.
-
Bệnh nhân mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng.
-
Nhịp tim bất thường, loạn nhịp, nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
-
Sưng, phù nề ở chân do tim co bóp yếu, không đủ lực để đưa máu về dẫn đến ứ dịch ngoại biên.
Cần thực hiện siêu âm tim khi cảm thấy khó thở
Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã trả lời được câu hỏi “Ý nghĩa của chỉ số EF trong siêu âm tim là gì?”. Có thể thấy, EF rất có ý nghĩa trong chẩn đoán và theo dõi ở các bệnh nhân bị suy tim. Khi có các dấu hiệu suy tim, bạn cần thực hiện siêu âm tim sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu có thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp bởi các chuyên gia của MEDLATEC nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!