Tin tức
Siêu âm tim qua thực quản là gì? Có đau không?
- 21/09/2019 | Siêu âm tim có vai trò thế nào đối với bệnh tim mạch?
- 06/01/2020 | Siêu âm tim cơ bản và những câu hỏi thường gặp
- 12/11/2019 | Tìm hiểu về quy trình siêu âm tim chuẩn hiện nay
1. Thế nào là siêu âm tim qua thực quản?
siêu âm tim là một dạng xét nghiệm tương đối phổ biến và quan trọng trong quy trình khám, chữa bệnh hiện nay. Các bác sĩ tùy theo thể trạng và diễn biến bệnh lý cụ thể của bệnh nhân và chỉ định biện pháp siêu âm tim tương thích. Trong số các phương pháp siêu âm tim hiện nay thì siêu âm tim qua thực quản đang là sự lựa chọn khá tối ưu.
Đây là một hình thức xét nghiệm ít xâm lấn nhưng thu được hình ảnh trực tiếp, nhanh chóng và cực kỳ chi tiết của trái tim. Hầu hết các bệnh nhân đều thắc mắc làm sao có thể siêu âm tim qua thực quản. Câu trả lời là vì thực quản và buồng tim của con người có cấu tạo nằm cạnh nhau. Như vậy chỉ cần tiếp xúc được với thực quản thì chúng ta đã tiến đến vị trí đặc biệt gần trái tim.
Siêu âm tim theo phương pháp này cũng dùng sóng siêu âm như các phương pháp siêu âm thông thường. Tuy nhiên đầu dò tạo sóng siêu âm này được gắn vào một ống thông nhỏ. Bác sĩ trực tiếp đưa ống thông này qua họng bạn và đưa tiếp xuống thực quản.
Sóng siêu âm phát ra chạm đến buồng tim và phản xạ lại cho ta thu về hình ảnh cụ thể của từng bộ phận bên trong như van tim, cơ tim, màng tim ngoài. Thậm chí phương pháp này còn nhận và ghi lại các hình ảnh của mạch máu dẫn vào tim và các mạch xuất phát và kết nối trái tim. Đầu dò này kết nối với một màn hình máy tính và hiển thị toàn bộ hình ảnh thu được và dựng lại trên đó.
Sóng siêu âm này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà thu được hình ảnh chi tiết hơn rất nhiều so với các phương pháp siêu âm từ bên ngoài.
Bạn có thể yên tâm rằng sóng siêu âm sẽ không tác động gì xấu đến thực quản
2. Có phải chỉ những bệnh nhân có tình trạng xấu mới phải thực hiện siêu âm tim qua thực quản?
Thực tế thì bạn không cần quá lo lắng nếu bác sĩ chỉ định cho bạn phải thực hiện xét nghiệm này. Phương pháp siêu âm tim qua thực quản là một phương pháp siêu âm tim mới trong vài năm trở lại đây và thực sự thu được kết quả tốt hơn nhiều so với các biện pháp siêu âm cũ. Hình ảnh thu về không những cụ thể mà còn chi tiết hơn rất nhiều.
Từ các chi tiết rất nhỏ như tâm nhĩ, các lớp màng và van tim, bác sĩ có thể kết luận về các vấn đề cần điều trị đặc biệt liên quan đến cấu trúc và chức năng của tim cho người bệnh. Vậy là các bác sĩ thường lựa chọn chỉ định xét nghiệm này hoàn toàn vì nó tối ưu cho việc chẩn đoán chứ không phải do tình trạng bệnh của bạn đang chuyển biến tệ đi.
Ngoài ra một số trường hợp bệnh nhân có thể trạng đặc biệt không áp dụng được các phương pháp siêu âm thông thường hoặc không đạt được tác dụng như mong muốn. Thường thì nếu bạn thuộc 1 trong số các trường hợp dưới đây cần được chỉ định siêu âm tim qua thực quản:
-
Người có thành ngực dày do cơ địa hoặc do thể trạng bị béo phì.
-
Người đang phải sử dụng các dạng băng vết thương, băng chuyên khoa để điều trị.
Phương pháp siêu âm này cũng được chỉ định nếu bạn vừa mới trải qua các phẫu thuật liên quan trực tiếp đến tim. Ví dụ như vá van tim, thực hiện thủ thuật tách động mạch chủ và các tổn thương tim bẩm sinh. Các chứng nhiễm khuẩn màng tim hoặc tràn dịch tim cũng yêu cầu thực hiện siêu âm qua thực quản rồi mới chuyển đến các chỉ định dành cho quá trình điều trị.
3. Thực hiện siêu âm tim qua thực quản có đau không?
Các bệnh nhân thường tỏ ra khá e dè khi được chỉ định thực hiện biện pháp siêu âm này. Thực tế thì quy trình siêu âm qua thực quản có thể khiến bạn khá khó chịu khi đang tiến hành siêu âm và gây đau họng nhẹ sau 1 đến 2 ngày sau đó. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng việc đưa đầu dò siêu âm qua thực quản không có nguy cơ gây ra bất kỳ tác động xấu nào cho cuống họng hay thanh quản cả.
Siêu âm qua thực quản có thể để lại cảm giác khó chịu cho cuống họng từ 1 - 2 ngày
Nếu bạn lo lắng siêu âm tim qua thực quản gây đau đớn thì bạn có thể trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ để xem bạn có thể sử dụng thuốc tê dùng trong xét nghiệm hay không. Thuốc có tác dụng gây tê phần họng của bệnh nhân trong thời gian siêu âm và không có tác dụng phụ sau đó. Bác sĩ cũng có thể hỗ trợ bằng biện pháp tinh thần giúp bạn bình tĩnh hơn trước khi tiến hành thủ thuật y tế.
Lưu ý là bạn nên tin tưởng cũng như hoàn toàn làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình thực hiện siêu âm. Điều này sẽ giúp bạn tránh được khả năng bị chảy máu bên trong thực quản do cọ xát mạnh với đầu dò.
4. Những điều nên chuẩn bị khi thực hiện siêu âm tim qua thực quản
Bạn nên đặt lịch hẹn trước khi đến bệnh viện để thực hiện siêu âm tim qua thực quản. Việc biết trước thời gian thực hiện biện pháp xét nghiệm này là cực kỳ quan trọng vì bệnh nhân cần nhịn đói 5 tiếng trở lên trước khi siêu âm. Nhịn đói sẽ giúp bạn không bị trào ngược thức ăn lên thùng thực quản cũng như trải qua các cảm giác khó chịu, buồn nôn. Ngoài ra bạn cũng nên kiêng hẳn đồ uống có cồn và chất kích thích trước khi đến bệnh viện.
Tất cả các tiền sử liên quan đến răng miệng hoặc bệnh lý từng trải qua liên quan đến thực quản và dạ dày nên được tổng hợp và trao đổi trước với bác sĩ thực hiện siêu âm. Ngoài ra bạn nên đi cùng người thân khi siêu âm để an tâm hơn. Trong trường hợp bạn được sử dụng thuốc gây tê hoặc an thần bạn cũng cần có người chăm sóc.
Vì siêu âm tim qua thực quản có thể để lại cảm giác đau và khó chịu cho cổ họng nên bạn hãy kiêng ăn uống sau ít nhất 2 giờ đồng hồ. Bạn cũng nên sử dụng sữa ấm hoặc cháo loãng để thực quản thích nghi lại với thức ăn được tốt nhất. Để có thể đặt lịch siêu âm tim tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn hãy đến trực tiếp các cơ sở khám và điều trị của chúng tôi hoặc gọi điện thoại đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!