Tin tức
Ung thư thực quản có chữa được không và tỷ lệ sống theo từng giai đoạn
- 22/02/2025 | Từng cắt bỏ dạ dày vì ung thư, người đàn ông tiếp tục bàng hoàng nhận chẩn đoán ung thư thực...
- 22/03/2025 | Cập nhật kiến thức mới nhất trong chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa trên: Thực qu...
- 25/03/2025 | Siêu âm tuyến giáp tình cờ phát hiện khối u thực quản
- 20/04/2025 | Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
- 06/05/2025 | Tình cờ phát hiện u dưới niêm mạc thực quản nhờ “mắt thần” trong chẩn đoán khối u đường tiêu...
1. Tìm hiểu chung về ung thư thực quản
ung thư thực quản là hệ quả của tình trạng tế bào thực quản phát triển một cách mất kiểm soát. Về mặt phân loại, ung thư thực quản thường bao gồm hai dạng cơ bản, cụ thể là:
- Ung thư biểu mô tế bào gai: Chủ yếu xuất hiện tại đoạn trên và đoạn giữa của thực quản.
- Ung thư biểu mô tế bào tuyến: Thường xuất hiện tại đoạn dưới hoặc đoạn giữa của thực quản.
Ung thư thực quản có xu hướng khởi phát khi tế bào tại thực quản phát triển mất kiểm soát
Ngoài ra, còn phải kể đến một vài dạng ung thư thực quản ít gặp khác như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, sarcoma, melanoma và lymphoma.
Trong một số trường hợp, tế bào ở hệ cơ quan khác có khả năng di căn đến thực quản dẫn đến ung thư tại khu vực này. Theo đó, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư hắc tố da,... là những dạng ung thư có thể di căn đến thực quản.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản. Tuy vậy, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng của một số bệnh lý được cho là có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn như:
- Lạm dụng đồ uống, chất kích thích: Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn đối tượng khác.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa thành phần Nitrosamin như đồ muối chua, cá ướp muối, đồ đóng hộp, không bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin từ rau củ quả, sử dụng đồ uống và thức ăn chế biến ở nhiệt độ cao.
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác: Người bị trào ngược dạ dày, Barrett thực quản, viêm teo dạ dày, ung thư tại hệ cơ quan khác (vòm họng, thanh quản, phổi, vú, dạ dày),... có nguy cơ mắc ung thư thực quản.
- Thừa cân, béo phì: Đối tượng bị thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, có thể dẫn đến ung thư thực quản.
- Từng thực hiện thủ thuật cắt dạ dày: Người từng bị cắt một phần dạ dày là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.
Bên cạnh đó, di truyền và tình trạng tổn thương thực quản cũng là những yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản ở nhiều đối tượng.
3. Triệu chứng nhận biết
Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường chưa biểu hiện triệu chứng rõ nét. Thực tế, hầu hết mọi người chỉ phát hiện bệnh khi bệnh đã bắt đầu tiến triển mạnh hoặc ở giai đoạn cuối, kèm theo đó là các dấu hiệu nhận biết như:
- Khó nuốt, mắc nghẹn.
- Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy đau tức ở khu vực phía sau xương ức mỗi khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.
- Buồn nôn kèm theo triệu chứng mắc nghẹn.
- Nước bọt tiết nhiều hơn bình thường.
Mắc nghẹn, khó nuốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản
Trường hợp khối u di căn đến cơ quan khác, người bệnh có thể biểu hiện triệu chứng như khó thở, ho nhiều, khàn tiếng, đau tức ngực, đau tại vùng bụng, đau xương,...
4. Trả lời câu hỏi: Ung thư thực quản có chữa được không?
Ung thư thực quản có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, ung thư thực quản có xu hướng tiến triển nhanh. Phần lớn người bệnh đều chỉ phát hiện và điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Tuy nhiên, với những trường hợp phát hiện trong giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao.
Theo tổ chức nghiên cứu độc lập Cancer Research UK, tỷ lệ người bị ung thư thực quản giai đoạn 1 sống thêm 5 năm trở lên đạt khoảng 65%. Cứ sau từng giai đoạn, tỷ lệ duy trì sự sống sau 5 năm lại càng giảm dần. Cụ thể:
- Giai đoạn 2: 30%
- Giai đoạn 3: 20%
- Giai đoạn 4: 5%
Ung thư thực quản có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Lưu ý rằng, dữ liệu trên được ghi nhận dựa trên số ca mắc ung thư thực quản tại Vương quốc Anh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Trước sự tiến bộ của y học, tỷ lệ điều trị thành công, duy trì sự sống cho người bệnh có thể sẽ tiếp tục được cải thiện.
5. Phương pháp chẩn đoán
Bên cạnh khai thác triệu chứng, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh làm thêm các phương pháp cận lâm sàng khác để chẩn đoán ung thư thực quản. Đơn cử như:
- Nội soi thực quản: Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân biểu hiện triệu chứng khó nuốt, đau khi nuốt, tổn thương không rõ nguyên nhân. Phương pháp nội soi cho phép phát hiện vị trí khối u hoặc các vết loét bất thường. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân có thể được lấy mẫu sinh thiết.
- Siêu âm qua đầu dò: Thường được chỉ định kết hợp cùng nội soi thực quản giúp kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u.
- Chụp CT-scan: Hỗ trợ xác định giai đoạn tiến triển, bởi phương pháp này có khả năng phát hiện tổn thương do hạch di căn, mức độ di căn đến các khu vực khác trong cơ thể.
- Những phương pháp chẩn đoán khác: Nếu có dấu hiệu di căn đến não hoặc xương, bệnh nhân thường được chỉ định chụp cộng hưởng từ não hoặc chụp xạ hình xương. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định nội soi lồng ngực hoặc ổ bụng, chụp PET/CT, tùy trường hợp.
Nội soi thực quản cho phép bác sĩ phát hiện vị trí khối u hoặc vết loét bất thường
6. Cách thức điều trị
Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị miễn dịch, điều trị trúng đích,... là một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư thực quản, tùy giai đoạn, thể trạng.
Trong đó, cắt tách hạ niêm mạc (ESD) là kỹ thuật được ưu tiên chỉ định cho người bị ung thư thực quản giai đoạn đầu khi khối u chỉ xâm lấn vào lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc mà chưa xâm lấn sâu vào các lớp cơ của thực quản. Ưu điểm của phương pháp này là có thể loại bỏ hoàn toàn khối u nguyên vẹn (hỗ trợ đánh giá chính xác cấu trúc tế bào), giúp bảo tồn đường tiêu hóa, không gây xâm lấn sâu.
Cắt tách niêm mạc (ESD) đặc biệt hiệu quả trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn đầu
Đặc biệt, bệnh nhân chỉ cần nằm viện 2 đến 3 ngày thay vì 10 ngày như phẫu thuật truyền thống. Ngoài ung thư thực quản, ESD còn được chỉ định trong điều trị nhiều dạng ung thư tiêu hóa khác ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để thực hiện thành công kỹ thuật ESD đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.
Tại Trung tâm Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, kỹ thuật cắt tách niêm mạc tiến hành dưới sự hỗ trợ của thiết bị nội soi phóng đại Olympus X1 tiên tiến. Thiết bị này cho phép phóng đại hình ảnh niêm mạc gấp 520 lần. Cùng với đó là chức năng nhuộm màu kỹ thuật ánh sáng dải hẹp (M-NBI) thể hiện chính xác cấu trúc hệ thống mạch máu cũng như mô hình hố tuyến - pit pattern. Nhờ vậy, tổn thương tiền ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện.
Nhìn chung, ung thư thực quản có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn. Nếu phát hiện trong giai đoạn đầu, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp như ESD, tỷ lệ điều trị thành công là tương đối cao. Do đó, bạn hãy cố gắng duy trì khám sức khỏe định kỳ 1 - 2 lần/năm, hoặc khám khi nhận thấy cơ thể xuất hiện thay đổi bất thường. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
