Tin tức
Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
- 08/09/2022 | Nôn ra máu: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
- 07/07/2024 | Nôn ra máu - Triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
- 07/12/2022 | Dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn nên biết!
- 31/10/2023 | Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân và triệu chứng
- 11/12/2024 | Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10
- 02/03/2025 | Gợi ý chi tiết thực đơn cho người bị trào ngược dạ dày trong 1 tuần
1. Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng xảy ra khi dịch vị axit bị đẩy ngược lên thực quản và ra ngoài qua đường miệng. Nôn ra máu ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện khi có tổn thương hoặc viêm nhiễm trong niêm mạc dạ dày, thực quản.
Nôn ra máu có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ lượng nhỏ đến xuất huyết nghiêm trọng, có thể gây chóng mặt, hoa mắt và đe dọa sức khỏe người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.
Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là dấu hiệu nguy hiểm
2. Nguyên nhân gây nôn ra máu
Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Viêm loét dạ dày thực quản: Viêm loét dạ dày nghiêm trọng có thẻ gây tổn thương niêm mạc và chảy máu thực quản, từ đó dẫn tới tình trạng nôn ra máu.
- Hội chứng Mallory-Weiss: Hội chứng này xảy ra khi có sự rách niêm mạc tại phần nối giữa thực quản và dạ dày, thường do nôn nhiều hoặc ho kéo dài, gây xuất huyết và dẫn đến nôn ra máu.
- Giãn tĩnh mạch thực quản: Ở những bệnh nhân bị xơ gan hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa, các tĩnh mạch thực quản có thể giãn ra và dễ vỡ, gây chảy máu nghiêm trọng. Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là cấp cứu y khoa cần can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng tính mạng.
- Ung thư thực quản hoặc dạ dày: Khi người bệnh có khối u thực quản hoặc dạ dày xâm lấn mạch máu có thể gây ra biểu hiện chảy máu, nôn ra máu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Ngoài các nguyên nhân trên, nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản còn do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), aspirin hoặc corticosteroids,... gây tổn thương niêm mạc dạ dày và thực quản.
Trào ngược dạ dày gây nôn ra máu thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Triệu chứng cảnh báo của nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi có những biểu hiện sau:
- Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen: Nhận biết màu sắc máu có thể định hướng vị trí chảy máu. Nếu máu đỏ tươi thường do xuất huyết từ thực quản, máu màu đen hoặc dạng bã cà phê thường do xuất huyết tiêu hóa từ dạ dày.
- Đau rát vùng thượng vị: Bên cạnh nôn máu, người bệnh có thể có biểu hiện nóng rát, đau tức thượng vị, đặc biệt sau khi ăn,... Đây có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày hoặc thực quản.
- Đau hoặc khó nuốt: Viêm loét thực quản có thể gây đau khi nuốt thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng hoặc cay.
- Thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi: Xuất huyết tiêu hoá kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu.
Nếu có triệu chứng nôn ra máu, bạn nên nhanh chóng thăm khám các bác sĩ chuyên khoa
4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng nôn ra máu?
Để khắc phục tình trạng nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị và can thiệp y khoa khi cần thiết:
4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp giảm trào ngược axit và hỗ trợ quá trình lành vết thương trong dạ dày, thực quản.
- Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ (yến mạch, rau xanh, các loại đậu,...) giúp hấp thụ axit dư thừa.
- Bổ sung thực phẩm giàu protein dễ tiêu như trứng, thịt gà, cá, sữa ít béo giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Trái cây ít axit như chuối, dưa hấu, táo,... giúp trung hòa axit mà không gây kích ứng dạ dày.
- Bổ sung nguồn lợi khuẩn tự nhiên từ sữa chua giúp cân bằng vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc.
- Không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, có tính axit cao (cam, chanh,...) vì có thể kích thích tiết axit và gây trào ngược.
- Không sử dụng rượu bia, cà phê, nước có gas,... làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dễ trào lên.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày. Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no. Không ăn sát giờ đi ngủ (nên ăn trước khi ngủ ít nhất 2 - 3 giờ).
4.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa trào ngược dạ dày nôn ra máu. Bạn cần:
- Nâng cao đầu giường khi ngủ (khoảng 15 - 20 cm) giúp ngăn axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Duy trì một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu vì stress làm tăng tiết axit dạ dày, có thể thực hành thiền, yoga, hít thở sâu,…
- Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas,... vì có thể làm giãn cơ vòng thực quản.
- Vận động nhẹ nhàng sau ăn, tránh nằm ngay sau khi ăn.
Nằm đầu cao khoảng 15 - 20 cm giúp ngăn axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản
4.3. Điều trị y khoa
Nếu tình trạng nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng, cần thăm khám bác sĩ, điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp y khoa.
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng histamin H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc cầm máu (dành cho các trường hợp xuất huyết nhiều),…
- Nội soi cầm máu: Nếu chảy máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện nội soi để đốt cầm máu hoặc tiêm thuốc cầm máu.
- Can thiệp ngoại khoa: Thắt tĩnh mạch thực quản nếu nguyên nhân do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Hoặc có thể phẫu thuật chống trào ngược nếu bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa.
Nôn ra máu ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu gặp phải tình trạng nôn ra máu nhiều, máu tươi hoặc máu cục, kèm theo triệu chứng chóng mặt, mệt lả, tụt huyết áp, da xanh xao, đau bụng dữ dội,… người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày, trào ngược, viêm loét hay xuất huyết tiêu hóa,… hãy đến với Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Hotline tư vấn 24/7: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
