Các tin tức tại MEDlatec
Mách mẹ bầu cách tính ngày dự sinh và một số lưu ý khi mang thai
- 05/07/2021 | Siêu âm lúc nào tính tuổi thai đúng nhất và cách tính ngày dự sinh
- 20/05/2021 | Bác sĩ chia sẻ cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu tham khảo
- 02/11/2020 | Những cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất mẹ bầu nên bỏ túi
1. Hướng dẫn mẹ bầu cách tính ngày dự sinh
1.1. Ngày dự sinh là gì?
Ngày dự sinh còn gọi là EDD viết tắt của từ estimated date of delivery. Đây chính là dự đoán thời điểm mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để dự đoán chính xác tuyệt đối ngày này mà chỉ là ước tính. Đối với những trường hợp mang thai nhờ vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản thì việc tính ngày dự sinh có thể dễ dàng hơn những trường hợp mẹ bầu mang thai tự nhiên.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngày dự sinh như thời điểm thụ thai (khi trứng và tinh trùng gặp nhau), thời điểm thai làm tổ, sự phát triển của thai nhi, thể trạng của mẹ,…
1.2. Một số cách tính ngày dự sinh
- Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều: Những trường hợp này, việc tính ngày dự sinh thường đơn giản hơn vì khi chu kỳ kinh của người mẹ ổn định thì việc tính ngày rụng trứng cũng như thời điểm thụ thai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ thể là mẹ bầu chỉ cần lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cộng với 40 tuần là có thể dự đoán ngày chuyển dạ.
- Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cách tính thời điểm chuyển dạ thường khó hơn. Phương pháp siêu âm được cho là có thể tính ngày dự sinh chuẩn xác nhất, đặc biệt là siêu âm vào 3 tháng đầu thai kỳ, cụ thể là từ tuần 12 đến 13.
Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ có thể đo được cân nặng, chiều dài của thai nhi,... qua đó ước đoán tuổi thai hiện tại và ước tính ngày thai tròn 40 tuổi để cho ra kết quả ngày dự sinh.
Siêu âm là phương pháp tính ngày dự sinh chính xác
Với phương pháp siêu âm thì không cần tính đến yếu tố kinh nguyệt hoặc thời điểm thụ thai. Vào thời điểm thai được 5 tuần, các bác sĩ có thể nhận biết được một cực thai, khi thai nhi được 6 tuần tuổi thì đường kính túi ối có thể từ 6 - 9mm. Khi thai nhi được 7 đến 8 tuần tuổi, các bác sĩ có thể kiểm tra được nhịp đập của tim thai. Thông thường, để xác định ngày dự sinh chuẩn sẽ dựa vào thời điểm tuần thai 12 tuần +/_ 7 ngày.
- Đối với những trường hợp mang thai dựa vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản, các bác sĩ sẽ tính tuổi thai cũng như ngày dự sinh vào ngày rụng trứng, ngày chuyển phôi hay bơm tinh trùng.
- Bên cạnh đó, với sự phát triển bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, hiện nay có rất nhiều ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh có thể giúp chị em ước tính ngày dự sinh rất nhanh chóng. Mẹ bầu chỉ cần đăng nhập đầy đủ một số thông tin cơ bản và cần thiết như ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối, ngày siêu âm,… là sẽ có được một kết quả tương đối chính xác về ngày dự sinh.
2. Một số lưu ý trong quá trình mang thai
Ngoài quan tâm đến ngày dự sinh, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:
-
Tiêm phòng vắc xin
Khi mang thai, mẹ bầu cần một cơ thể khỏe mạnh nhất vì nếu không may mắc phải một căn bệnh nào đó, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm thì không chỉ khiến cho sức khỏe của mẹ gặp nhiều rủi ro mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì thế, ngay từ khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu đã cần phải tiêm vắc xin đầy đủ.
Tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi mang thai
Trong đó, một số loại vắc xin đặc biệt quan trọng cần thực hiện trước khi mang thai là:
- Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella: Loại vắc xin này nên tiêm muộn nhất trước khi dự định có thai khoảng 3 tháng.
- Vắc xin thủy đậu nên được tiêm trước khi dự định mang thai khoảng 2 tháng.
- Bên cạnh đó là một số loại vắc xin khác như vắc xin phòng viêm gan A, viêm gan B, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm màng não, vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
-
Khám thai định kỳ
Dù đã khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai, nhưng việc khám sức khỏe định kỳ trong quá trình mang thai vẫn rất cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tuân thủ theo lịch khám thai của bác sĩ đưa ra để có thể theo dõi sự phát triển của bé một cách chi tiết nhất và có sự điều chỉnh về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hay can thiệp kịp thời trong trường hợp cần thiết.
Trong đó 3 mốc khám thai quan trọng nhất là:
- Tuần thứ 11 – 13: Đây là thời điểm rất quan trọng để thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy và một số sàng lọc dị tật thai nhi cần thiết như dị tật tim bẩm sinh, thoát vị cơ hành, hội chứng Down. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc như xét nghiệm NIPT, sàng lọc chức năng tuyến giáp, sàng lọc tan máu bẩm sinh, tiểu đường.
- Tuần thứ 21 – 24: Giai đoạn này, các bác sĩ có thể chẩn đoán một số khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi bao gồm sứt môi, hở hàm ếch hay một số dị dạng nội tạng khác. Ở thời điểm này, mẹ bầu cũng cần thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu,… để sàng lọc biến chứng tiền sản giật.
- Tuần thứ 30 – 32: Ở giai đoạn này, việc thăm khám vẫn rất quan trọng để phát hiện một số bất thường xuất hiện muộn chẳng hạn như một số vấn đề ở động mạch hay tình trạng thai phát triển chậm,…
Mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất trong thai kỳ
-
Đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ
Mẹ bầu cần đảm bảo có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh các nhóm dưỡng chất phổ biến, mẹ cũng cần chú ý bổ sung sắt, canxi, vitamin và acid folic để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh.
Trên đây là một số hướng dẫn về cách tính ngày dự sinh chính xác nhất và một số lưu ý về chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai dành cho mẹ bầu. Chị em có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp chi tiết hơn những vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!