Các tin tức tại MEDlatec
8 xét nghiệm dấu ấn ung thư phổ biến: Những điều nên biết
- 20/04/2023 | Các loại xét nghiệm ung thư tuyến giáp
- 24/07/2024 | Xét nghiệm ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu và khi nào nên thực hiện?
- 01/11/2023 | Xét nghiệm ung thư vòm họng - Tất tần tật những điều cần biết
1. Mục đích của xét nghiệm dấu ấn ung thư là gì?
Xét nghiệm dấu ấn ung thư là xét nghiệm sinh hóa có khả năng xác định dấu ấn sinh học liên quan đến ung thư. Các dấu ấn này là những chất xuất hiện trong máu, nước tiểu hoặc các mô cơ thể khi mắc ung thư. Đặc điểm nổi bật ở các dấu ấn là khả năng xuất hiện ở nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường khi cơ thể mắc ung thư. Xét nghiệm giúp bác sĩ xác định ung thư ngay từ giai đoạn đầu, tăng cơ hội điều trị thành công và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
1.1. Phát hiện sớm ung thư
Mục tiêu đầu tiên của xét nghiệm dấu ấn ung thư là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi các triệu chứng lâm sàng chưa rõ ràng. Nhờ điều này mà bệnh nhân có thêm nhiều lựa chọn điều trị, tăng khả năng thành công và giảm thiểu tác động của bệnh đến chất lượng cuộc sống.
Các dấu ấn sinh học có thể cảnh báo sự hiện diện của ung thư ngay từ giai đoạn đầu, giúp việc điều trị trở nên hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu để điều trị tích cực, tăng tiên lượng sống
1.2. Xác định loại ung thư mắc phải
Mỗi loại ung thư thường liên quan đến một hoặc nhiều dấu ấn sinh học đặc trưng. Xét nghiệm dấu ấn ung thư có thể giúp định hướng loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải, từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Khi xác định được loại ung thư cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị nhắm đích, giúp giảm thiểu tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị.
1.3. Đánh giá giai đoạn và tiên lượng bệnh
Xét nghiệm dấu ấn ung thư giúp bác sĩ nhận diện giai đoạn bệnh và mức độ lan của khối u. Các dấu ấn sinh học có nồng độ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh nên qua đó, bác sĩ xác định được liệu ung thư có lan sang các bộ phận khác hay chưa. Việc biết được giai đoạn bệnh và tiên lượng cũng giúp bác sĩ và bệnh nhân lập kế hoạch điều trị hợp lý, chuẩn bị tinh thần cho các bước tiếp theo.
1.4. Theo dõi hiệu quả điều trị
Trong quá trình điều ung thư, xét nghiệm dấu ấn ung thư giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng. Nếu nồng độ không giảm hoặc tăng trở lại, có thể là dấu hiệu của sự điều trị hiệu quả hoặc tái phát hoặc di căn, bác sĩ cần thay đổi phương pháp điều trị để tăng hiệu quả.
1.5. Phát hiện tái phát ung thư
Ngay cả sau khi điều trị thành công, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát ung thư. Xét nghiệm dấu ấn ung thư là công cụ hữu ích để phát hiện ung thư tái phát ở giai đoạn sớm. Việc theo dõi định kỳ qua xét nghiệm dấu ấn ung thư sẽ giúp phát hiện khả năng tái phát, kịp thời can thiệp để kiểm soát di căn.
2. Các loại xét nghiệm dấu ấn ung thư phổ biến
Hiện nay, có nhiều loại dấu ấn ung thư được sử dụng để phát hiện và theo dõi các loại ung thư khác nhau. Mỗi dấu ấn sinh học có tính chất và vai trò riêng, giúp nhận diện và chẩn đoán ung thư ở các bộ phận cụ thể của cơ thể.
2.1. Xét nghiệm PSA
PSA do tế bào tuyến tiền liệt sản xuất ra. Vì thế, xét nghiệm PSA được dùng để phát hiện ung thư ở tuyến này. Sự tăng lên bất thường của PSA là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, xét nghiệm dấu ấn ung thư PSA tăng cũng có thể do phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh việc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, xét nghiệm PSA còn giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
Xét nghiệm PSA xác định sớm dấu ấn ung thư tuyến tiền liệt
2.2. Xét nghiệm CA 125
CA 125 là dấu ấn thường được sử dụng để phát hiện ung thư buồng trứng. Dấu ấn này đo nồng độ trong máu và thường tăng cao ở những bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở giai đoạn tiến triển. Ngoài ra, CA 125 còn được sử dụng để theo dõi tiến trình điều trị và phát hiện sớm tái phát sau điều trị.
Tuy nhiên, CA 125 cũng có thể tăng trong một số tình trạng khác như viêm nhiễm hoặc bệnh lý phụ khoa. Do đó, xét nghiệm này thường được kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để tăng độ chính xác.
2.3. Xét nghiệm AFP
AFP là một protein được sản xuất trong gan, nồng độ AFP cao thường liên quan đến ung thư gan, đặc biệt là ung thư gan nguyên phát. Xét nghiệm AFP còn có thể phát hiện dấu ấn ung thư, túi mật, dạ dày,...
Tăng AFP cũng có thể gặp trong bệnh viêm gan, xơ gan. Do đó, xét nghiệm AFP cần được thực hiện cùng với các kiểm tra khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.
2.4. Xét nghiệm CEA
CEA là dấu ấn thường được tìm thấy ở bệnh ung thư đường tiêu hóa như: ung thư đại trực tràng, dạ dày và tuyến tụy. CEA cũng có thể xuất hiện ở một số loại ung thư khác như phổi và vú.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA chủ yếu được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều ung thư, đặc biệt là sau phẫu thuật hoặc hóa trị.
Tuy nhiên, một số tình trạng lành tính cũng có thể làm tăng nồng độ CEA trong huyết thanh như: tắc mật, viêm tụy, hút thuốc lá,... Do đó, CEA thường được dùng để theo dõi tiến triển bệnh hơn là chẩn đoán ban đầu.
Xét nghiệm CEA có thể tìm dấu ấn một số bệnh ung thư đường tiêu hóa
2.5. Xét nghiệm CA 19-9
CA 19-9 là dấu ấn chủ yếu liên quan đến ung thư tuyến tụy và đường mật. CA 19-9 có thể được phát hiện trong máu và thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Mặc dù đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán chuyên biệt, nhưng nó giúp ích trong việc theo dõi sự tiến triển của bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị.
CA 19-9 cũng có thể tăng trong một số bệnh lý khác như viêm đường mật và viêm tụy. Do đó, kết quả xét nghiệm CA 19-9 cần được đánh giá kết hợp với các yếu tố khác để đảm bảo độ chính xác.
2.6. Xét nghiệm hCG
hCG là hormone thường được sản xuất trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nồng độ cao của hCG cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn ở nam giới và một số loại ung thư khác như ung thư buồng trứng. Xét nghiệm này còn giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện tình trạng tái phát của khối u.
2.7. Xét nghiệm CA 15-3 và CA 27-29
CA 15-3 và CA 27-29 là hai dấu ấn sinh học thường được sử dụng trong việc theo dõi ung thư vú. Những dấu ấn này có thể giúp phát hiện sự tái phát của ung thư vú ở những bệnh nhân đã được điều trị và cho phép bác sĩ đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, hai dấu ấn này không được dùng như công cụ chẩn đoán ban đầu vì một số tình trạng lành tính cũng có thể làm tăng CA 15-3 và CA 27-29.
2.8. Xét nghiệm CYFRA 21-1
CYFRA 21-1 là dấu ấn sinh học được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Xét nghiệm này giúp đánh giá tiến triển của khối u, hiệu quả điều trị và dấu hiệu cho thấy khối u tái phát.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư có vai trò quan trọng đối với phát hiện sớm để tăng hiệu quả điều ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm này cần thực hiện tại cơ sở uy tín và phối hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Xét nghiệm này được thực hiện định kỳ có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có triệu chứng nghi ngờ, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 đặt lịch xét nghiệm dấu ấn ung thư tại Hệ thống Y tế MEDLATEC được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!