Các tin tức tại MEDlatec
Bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
- 14/05/2025 | Bà bầu ngồi gập bụng có sao không? Tư thế nào an toàn cho mẹ và bé?
- 17/05/2025 | Bà bầu có nên đặt tay lên bụng không và những điều cần lưu ý
- 01/07/2025 | Gợi ý 5 cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà
- 08/07/2025 | Bà bầu ăn chè có nước cốt dừa được không và cần lưu ý gì?
- 10/07/2025 | Những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu: Nên ăn loại nào?
1. Đặc điểm khi mang thai tháng thứ 5
Trước khi tìm hiểu tình trạng bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5, bạn nên nắm rõ một vài đặc điểm trong giai đoạn thai kỳ này.
1.1. Với mẹ bầu
Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có thể biểu hiện một vài thay đổi như:
- Bụng lớn hơn.
- Mẹ có thể nhận thấy những cú đạp của thai nhi rõ hơn, thậm chí có thể thấy vùng da bụng nhô lên nhẹ ở khu vực thai nhi đạp.
- Dịch âm đạo tiết nhiều.
- Tay, chân và mặt sưng hơn.
- Da tại vùng bụng đậm màu hơn.
- Thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn.
- Có thể bị đau lưng nhiều hơn.
Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, bụng của chị em đã lớn hơn trước đó
1.2. Với thai nhi
Đối với thai nhi, các thay đổi nổi bật trong tháng thứ năm của thai kỳ phải kể đến là:
- Trọng lượng dao động trong khoảng 300 g.
- Chiều dài cơ thể vào khoảng 25.4cm.
- Thai nhi có xu hướng đạp mạnh hơn.
- Xuất hiện lớp màng nhầy Vernix bao bọc cơ thể thai nhi, lớp nhầy này sẽ biến mất trước khi trẻ chào đời.
Nhìn chung, đến tháng thứ 5, thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện. Mẹ bầu lúc này cũng không bị ốm nghén nặng như 3 tháng đầu.
2. Bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 do những nguyên nhân nào?
Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bà bầu đôi khi có thể cảm thấy đau tại vùng bụng dưới có thể do:
2.1. Ảnh hưởng của chứng táo bón, đầy hơi
Khi nồng độ Progesterone tăng, mẹ bầu thường bị đầy hơi. Nếu lượng hormone này tiếp tục tăng lên, hoạt động của hệ tiêu hóa dễ bị ứ trệ, dẫn đến tình trạng táo bón, gây ra cơn đau tại khu vực bụng dưới.
Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5
2.2. Co thắt Braxton Hicks
Đây là dạng co thắt sinh lý. Các cơn co thắt mạnh có nguy cơ dẫn đến tình trạng đau bụng. Tuy vậy, cơn đau thường không quá nghiêm trọng, tần suất xuất hiện không đều.
2.3. Dây chằng tròn bị kéo giãn
Sự phát triển của tử cung thường kéo theo tình trạng có dây chằng tròn bị kéo căng, khiến mẹ bầu khó chịu. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai.
2.4. Nhau thai bong non
Nhau thai bong non có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi nên cần được phát hiện sớm và can thiệp y tế. đau bụng dưới là một trong những triệu chứng cảnh báo tình trạng này. Cơn đau thường kéo dài khiến bụng bị cứng lại. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị chảy máu, vỡ nước ối, đau lưng.
2.5. Chuyển dạ sớm
Đôi khi, đau bụng dưới ở tháng thứ 5 có thể là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, nhất là khi cơn đau đi kèm với tình trạng chảy máu âm đạo. Lúc này, mẹ bầu cần nhập viện để được bác sĩ can thiệp, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Khi chuyển dạ sớm, chị em thường bị đau tại vùng bụng dưới
2.6. Đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ bầu thường cảm thấy đau vùng bụng dưới, nóng rát mỗi khi đi tiểu, đi tiểu mất tự chủ. Tình trạng nhiễm trùng này hoàn toàn có thể được xử lý nếu chị em chủ động phát hiện và đi thăm khám bác sĩ.
3. Khi nào mẹ bầu cần đi khám?
Mặc dù không phải lúc nào triệu chứng đau bụng dưới cũng liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng, nhưng mẹ bầu nên thận trọng theo dõi và đi khám nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đi kèm như:
- Âm đạo chảy máu bất thường hoặc có máu lẫn trong chất nhầy tiết ra từ âm đạo.
- Bất thường trong cử động của thai nhi như cử động yếu, ít hoặc nhiều.
- Sốt cao trên 38 độ.
- Cơn đau tại vùng bụng dưới ngày càng dữ dội.
- Tình trạng đau có thể lan ra sau lưng hoặc lên ngực.
- Máu lẫn trong nước tiểu.
- Liên tục buồn nôn.
Nếu bị đau bụng kèm tình trạng sốt cao, mẹ bầu nên đi khám
4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tháng thứ 5?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng luôn là điều mẹ bầu cần đảm bảo. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý về dinh dưỡng là:
4.1. Tích cực bổ sung trái cây, rau xanh
Đây chính là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Trong đó, cà rốt, bí đỏ, rau bắp cải, rau cần tây, cà chua,... là những loại rau củ dễ kiếm, chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Các nhóm chất này có thể giúp mẹ bầu phòng tránh táo bón, giảm nguy cơ đau bụng dưới.
Cà rốt và bí đỏ rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Ngoài ra, chị em cũng nên ưu tiên bổ sung những loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, dâu tây,... Bên cạnh lượng vitamin C dồi dào, các loại trái cây này còn rất giàu axit folic, kali thúc đẩy sự phát triển của não bộ, hệ tuần hoàn của thai nhi.
4.2. Không quên thực phẩm giàu protein
Protein là nhóm chất quan trọng cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi. Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, chị em nên chú trọng bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, các loại đậu, sản phẩm chế biến từ đậu tương.
4.3. Ưu tiên sử dụng hạt, ngũ cốc nguyên hạt
Nhiều loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt có chứa lượng axit béo Omega 3, khoáng chất như canxi, sắt dồi dào. Các nhóm chất này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hỗ trợ não bộ, khung xương của thai nhi phát triển. Trong đó, hạt bí, hạt óc chó, đậu tương, đậu đen,... chính là nguồn cung cấp axit béo lành tính mẹ bầu nên tận dụng.
Ngoài axit béo, ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp cho thai phụ và thai nhi nguồn năng lượng cần thiết và nhiều loại khoáng chất như kẽm, magie. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ bầu hãy tích cực sử dụng gạo lứt, yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác.
4.4. Sử dụng sữa và sản phẩm chế biến từ sữa
Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa rất giàu vitamin, khoáng chất, protein. Trong đó, canxi là loại khoáng chất quan trọng hỗ trợ quá trình phát triển khung xương của thai nhi. Vậy nên, chị em hãy bổ sung nhóm thực phẩm này hàng ngày.
4.5. Ưu tiên chất béo lành tính
Dầu ô liu, dầu hạt lanh và các loại dầu thực vật khác đều được xếp vào nhóm chất béo lành tính có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh. Vì thế khi chế biến các món ăn, bạn nên kết hợp sử dụng dầu thực vật.
Dễ thấy rằng bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 không phải hiện tượng quá hiếm gặp. Triệu chứng này có xu hướng xuất hiện cùng tình trạng táo bón. Thế nhưng trong một số trường hợp, đây chính là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai phụ và thai nhi.
Để chủ động phát hiện, điều trị và phòng ngừa, chị em nên đi khám thai thường xuyên tại những địa chỉ y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu có nhu cầu thăm đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!