Các tin tức tại MEDlatec
Bà bầu bị sốt rét có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 22/02/2021 | Bà bầu bị đau bụng trên có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu?
- 07/10/2020 | Bệnh nhân bị sốt rét thường có những triệu chứng gì?
- 19/02/2021 | Bà bầu bị chảy máu chân răng - 8 nguyên nhân phổ biến nhất
1. Bà bầu bị sốt rét có nguy hiểm không?
Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Ký sinh trùng này ký sinh trong muỗi Anophen và sẽ theo đường nước bọt của muỗi khi đốt để đi vào trong cơ thể người.
Bà bầu bị sốt rét thường gây lo lắng
Ký sinh trùng này sẽ sống ở gan, hồng cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh sốt rét. Bệnh đặc trưng với triệu chứng sốt, đau đầu, run rẩy, đổ mồ hôi theo từng đợt 6 - 10 giờ, trong 2 - 3 ngày.
1.1. Sốt rét gây biến chứng cho mẹ bầu
Sốt rét có thể rất nặng nếu hệ miễn dịch kém và không chăm sóc tốt, các biến chứng có thể gây ra gồm:
Thiếu máu
Khi ký sinh trùng gây bệnh là plasmodium falciparum xâm nhập vào máu, nó sẽ gây ra tình trạng tan máu, từ đó nhu cầu tiếp máu tăng lên. Điều này rất nguy hiểm với mẹ bầu vì sẽ gây ra thiếu máu, thậm chí xuất huyết sau sinh, gây tử vong cả mẹ lẫn trẻ.
Ức chế miễn dịch
Thai kỳ đã thay đổi nhiều nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch. Bệnh sốt rét kéo dài có thể kích thích cơ thể mẹ liên tục tiết ra hormone cortisol - một loại hormone có khả năng ức chế miễn dịch. Như vậy sức đề kháng cơ thể sẽ ngày càng yếu đi, không còn khả năng chống chọi với sự xâm nhập của vi khuẩn và vi trùng.
Cẩn thận biến chứng phù phổi cấp do sốt rét
Phù phổi cấp
Đây là biến chứng do thiếu máu nghiêm trọng mà thai phụ có thể phải đối mặt khi bị sốt rét trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Biến chứng nhiễm trùng này vô cùng nguy hiểm khi phổi ngày càng bị chất lỏng xâm chiếm gây ứ dịch, suy giảm chức năng hô hấp.
Hạ đường huyết
Phụ nữ mang thai thường bị tăng đường huyết nhẹ trong thai kỳ do thay đổi của cơ thể phù hợp để nuôi dưỡng trẻ, tuy nhiên nếu bị bệnh sốt rét cần liên tục theo dõi y tế đề phòng chứng hạ đường huyết. Hạ đường huyết này thường không gây ra triệu chứng nhưng ảnh hưởng lâu dài đến dinh dưỡng nuôi thai.
Sốt rét ở bà bầu cũng có thể gây biến chứng suy thận do ký sinh trùng gây bệnh khiến cơ thể mất nước, gây rối loạn chức năng thận nhưng không được điều trị tốt.
1.2. Biến chứng sốt rét với thai nhi
Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, sốt rét còn tác động xấu đến cả sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng. Cụ thể, mẹ bầu bị sốt rét trong thời gian này có thể khiến trẻ gặp biến chứng:
Lây truyền dọc
Có một nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng và lây sang cho thai nhi qua đường truyền máu nuôi dinh dưỡng và oxy, và sốt rét là một trong những bệnh nhiễm trùng có nguy cơ như thế. Vì thế mẹ bầu bị sốt rét cần được chăm sóc y tế kịp thời, điều trị theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ để ngăn chặn nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng. Ngoài ra cũng cần sàng lọc máu cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng ngừa nhiễm trùng lây từ mẹ.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng do lây truyền từ mẹ
Hội chứng thai chậm tăng trưởng
Nhau thai là vị trí ký sinh trùng ưa thích bám vào, từ đó ngăn chặn việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi thai. Thai nhi vì thế có thể bị nhẹ cân, chậm phát triển trong tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu trẻ sơ sinh có cân nặng rất dưới 2,5kg sức khỏe thường kém hơn và cơ hội sống sót cũng thấp hơn trẻ bình thường.
Sẩy thai
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ mang thai bị sốt rét có nguy cơ bị sảy thai, đặc biệt là dạng sốt rét có triệu chứng. Sốt rét khi mang thai không có triệu chứng cũng tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai song thấp hơn. Tuy nhiên nếu được điều trị và theo dõi tích cực, nguy cơ này có thể được kiểm soát đáng kể.
Như vậy, bà bầu bị sốt rét có nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe của cả mẹ và trẻ, nên sớm đi thăm khám điều trị ngay khi có triệu chứng để được chữa trị ngay.
2. Chẩn đoán và điều trị sốt rét ở bà bầu
Triệu chứng sốt rét khi mang bầu thường không thể hiện rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế cần chẩn đoán chính xác để điều trị đúng bệnh, hiệu quả cao hơn.
2.1. Chẩn đoán bà bầu bị sốt rét
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường xét nghiệm qua mẫu máu từ nhau thai như sau:
Xét nghiệm chẩn đoán nhanh
Xét nghiệm dựa trên kiểm tra sự có mặt của kháng nguyên sốt rét trong máu thai phụ.
Xét nghiệm máu đơn giản giúp kiểm tra nhiễm trùng ở thai phụ
Xét nghiệm phết máu
Xét nghiệm này sẽ phân tích kiểm tra ký sinh trùng có trong máu mẹ.
Kiểm tra mô học
Phương pháp xét nghiệm này có hiệu quả cao trong phát hiện và chẩn đoán sốt rét khi mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra các mẫu mô dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase
Xét nghiệm PCR là một công cụ để chẩn đoán bệnh sốt rét.
2.2. Điều trị sốt rét khi mang bầu
Sức đề kháng của cơ thể phụ nữ khi mang thai bị suy yếu nên bệnh thường kéo dài và nặng hơn, song khó khăn trong điều trị là việc hạn chế sử dụng thuốc. Vì thế mà điều trị sốt rét khi mang thai như thế nào an toàn và hiệu quả được nhiều người quan tâm.
Việc điều trị sốt rét cho phụ nữ mang thai còn có nhiều tranh cãi và cách dùng thuốc khác nhau. Cần cân nhắc việc điều trị với các nguy cơ và lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Các biện pháp chính điều trị cho phụ nữ mang thai bị sốt rét là:
-
Điều trị dự phòng từng đợt, gián đoạn.
-
Sử dụng màn tẩm giá chất.
-
Giám sát các ca bệnh sốt rét.
Trong thời gian bị bệnh, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc nước bổ sung điện giải để cơ thể không bị mất nước. Nếu gặp khó khăn trong ăn uống do mất khẩu vị, hãy chia nhỏ bữa ăn cùng món ăn nhẹ để cơ thể cảm thấy khỏe hơn.
Hạn chế sử dụng thuốc điều trị khi bà bầu bị bệnh
Hệ miễn dịch suy yếu nên bà bầu bị sốt rét gây ra nhiều lo lắng hơn so với người bình thường. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hệ thống Y tế của chúng tôi trên toàn quốc hoặc hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!