Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ chỉ cách điều trị chứng rối loạn cảm giác
- 29/09/2022 | Nhận diện chứng căng thẳng thần kinh và cách cải thiện
- 11/07/2022 | Triệu chứng điển hình của chèn ép rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ
- 22/09/2022 | Nguyên nhân dẫn đến liệt thần kinh mặt là gì? Bệnh có điều trị được không?
- 18/06/2022 | Chỉ điểm cách nhận diện và xử lý khi bị liệt dây thần kinh số IV
1. Các loại rối loạn cảm giác thường gặp
Nhờ vào các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác,… mà chúng ta có thể cảm nhận được môi trường xung quanh. Tình trạng rối loạn cảm giác xảy ra khi não có vấn đề trong tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin đi qua các giác quan khiến cho người bệnh trở nên quá nhạy cảm hoặc phản ứng quá chậm, thậm chí không nhận biết được những tín hiệu từ thế giới xung quanh.
Rối loạn cảm giác có thể do tổn thương hay một số bất thường ở não gây ra
Có 2 loại rối loạn cảm giác phổ biến, đó là:
- Rối loạn tăng cảm giác hay còn có thể gọi là phản ứng quá mức (mẫn cảm): Trong trường hợp này, người bệnh bị quá tải cảm giác và họ rất dễ bị choáng ngợp bởi quá nhiều yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh. Một số dấu hiệu bệnh có thể kể đến như sau:
+ Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi mặc quần áo do vải ma sát vào da.
+ Ngay cả những đồ vật thông dụng như đồ đạc trong nhà, quần áo hay thực phẩm cũng có thể gây kích thích đối với người bệnh.
+ Người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn, do đó họ thường rất khó chịu khi phải đối mặt với đám đông.
+ Cảm thấy khó chịu và né tránh với những hành động như ôm hôn, âu yếm, ngay cả khi những hành động ấy là từ phía cha mẹ hoặc người thân, bạn bè của họ.
+ Dễ cáu gắt và hoảng loạn.
+ Người bệnh thường bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…
Rối loạn cảm giác ở da
- Rối loạn giảm cảm giác: Là những trường hợp bệnh nhân kém nhạy cảm hơn, thường phản ứng chậm chạp với môi trường xung quanh. Một số biểu hiện của bệnh như sau:
+ Khả năng chịu đau tốt hơn những người không bị bệnh.
+ Đôi khi hành xử quá khích, thậm chí là hung dữ và thô bạo với những người xung quanh.
+ Rất khó để có thể ngồi yên, đặc biệt đối tượng bệnh là trẻ nhỏ thì thường xuyên quậy phá và mất tập trung.
+ Khi gọi tên hoặc nói chuyện, thậm chí là đụng chạm, người bệnh không phản hồi hoặc phản hồi rất chậm.
+ Người bệnh thường yêu thích những hoạt động mạnh như chạy nhảy, leo trèo,…
+ Nhận thức rất kém về không gian hay phạm vi sở hữu cá nhân.
+ Thường nói rất to hoặc tạo ra những tiếng động lớn từ giọng nói.
+ Người bệnh hay ngáp ngủ, ngủ ngày, dễ ngủ, thường ngủ sâu và rất khó đánh thức.
2. Rối loạn cảm giác ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?
- Với bệnh nhân là người trưởng thành:
Khi bị bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những công việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, lái xe, học tập và làm việc,… Do đó, họ rất khó để có thể hòa nhập với cuộc sống và mọi người xung quanh giống như trước khi bị bệnh.
Người bệnh bị rối loạn thính giác
- Với bệnh nhân là trẻ nhỏ:
Bệnh có những biểu hiện rõ ràng và ảnh hưởng nặng nề hơn ở đối tượng trẻ nhỏ. Khi trẻ quá mẫn cảm, sẽ bị đánh giá sai, trách phạt sai, thường có cảm giác bị “bỏ rơi” hoặc đôi khi lại quá thờ ơ, vô cảm. Do đó, khi mắc phải chứng rối loạn cảm giác, trẻ thường mắc kèm theo chứng rối loạn tự kỷ và khi đó các triệu chứng sẽ chồng chéo nhau khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh càng thêm khó khăn và phức tạp.
Hệ quả có thể xảy ra là trẻ sẽ không được quan tâm và chăm sóc theo đúng tình trạng bệnh. Khi trưởng thành, trẻ dễ bị trầm cảm. Một số đối tượng trẻ bị bệnh thường chủ động tránh những tình huống giao tiếp, va chạm với mọi người xung quanh, tự cô lập mình.
3. Một số phương pháp điều trị rối loạn cảm giác
Đối với người lớn, bệnh thường xảy ra đột ngột do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim,… Nhờ vào ý thức của người trưởng thành mà khả năng hồi phục bệnh cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân thì tốc độ phục hồi sẽ khác nhau. Một số di chứng bệnh cũng có thể tồn tại lâu dài, thậm chí suốt đời. Bản thân người bệnh cần nỗ lực và người thân cần ra sức giúp đỡ để người bệnh có thể tái hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
Rối loạn cảm giác ở trẻ nhỏ thường khó điều trị hơn so với người lớn
Đối với bệnh nhân là trẻ em, việc điều trị có thể khó khăn hơn do mỗi trẻ có một bệnh cảnh khác nhau và có những khả năng riêng, cách thức riêng trong quá trình phát triển về cả thể chất cũng như tinh thần. Cha mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh cho con.
Bác sĩ sẽ thăm khám để xác định từng vị trí tổn thương và điều trị theo nguyên nhân. Tuy nhiên, với những trường hợp rối loạn cảm giác là do những vấn đề về não bộ xảy ra từ khi còn nhỏ hoặc do tổn thương não, người bệnh có thể được khắc phục bằng những nguyên nhân dưới đây:
- Liệu pháp tích hợp cảm giác: Là những cách giúp bệnh nhân luyện tập phản xạ để đối phó tốt hơn với những thay đổi từ môi trường. Nhờ đó, bệnh nhân kiểm soát tốt phản ứng của mình, dần dần trải qua những kích thích từ bên ngoài một cách trình tự.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày:
+ Cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
+ Nghe nhạc, tiếp cận với một số đồ vật xung quanh.
+ Đi bộ khoảng 10 phút mỗi ngày.
- Liệu pháp vận động: Bệnh nhân nên thường xuyên rèn luyện những kỹ năng vận động thông thường chẳng hạn như sử dụng các đồ vật, viết tay, leo cầu thang,…
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng rối loạn cảm giác và một số phương pháp xử trí bệnh. Người bệnh luôn cần đến sự giúp đỡ, cảm thông từ mọi người xung quanh để có thể điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hòa nhập với cộng động.
Để được tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!