Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ chỉ rõ các dấu hiệu tắc mạch máu thường gặp nhất
- 01/11/2021 | Tắc mạch máu não có nguy hiểm không và phòng ngừa ra sao?
- 06/08/2021 | Nguyên nhân và dấu hiệu tắc mạch máu não thường gặp
1. Tắc nghẽn mạch máu có nguy hiểm không?
Trong các dạng tắc mạch máu, tắc mạch máu não được đánh giá là nguy hiểm nhất do não là cơ quan nhận đến 20% lượng máu cung cấp toàn cơ thể. Thiếu máu lên não hoặc tắc mạch máu trong não chỉ trong thời gian ngắn đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, đại tiểu tiện khó khăn,…
Tắc mạch máu có thể xảy ra với bất cứ ai
Ngoài tắc mạch máu não thì mạch máu ở các vị trí khác trong cơ thể bị tắc nghẽn cũng đều gây ảnh hưởng nhất định đến cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nhận máu tương ứng. Thời gian tắc nghẽn càng lâu với mức độ càng nghiêm trọng thì hậu quả càng nặng.
Điều trị loại bỏ sớm nguyên nhân gây tắc mạch máu là biện pháp quan trọng để giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
2. Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu tắc mạch máu điển hình
Không nên chủ quan rằng tắc mạch máu chỉ xảy ra ở người lớn tuổi bởi những năm gần đây, tỉ lệ người trẻ tuổi gặp phải ngày càng tăng. Phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả, triệt để nhất cũng như loại bỏ dễ dàng nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh nhân tắc mạch máu có thể gặp nhiều triệu chứng
Hầu hết tắc mạch máu lớn mới ảnh hưởng nhiều và gây triệu chứng rõ ràng, biến chứng nếu tắc mạch kéo dài cũng nguy hiểm hơn. Dưới đây là những dấu hiệu tắc mạch máu ở từng vị trí cơ thể thường gặp cần lưu ý nhận biết:
2.1. Dấu hiệu đau vùng bắp đùi, hông hoặc chân
Dấu hiệu này nếu xuất hiện thường xuyên khi bạn đi bộ hoặc vận động thì có thể là do tắc nghẽn động mạch gây ra. Nguyên nhân là tắc mạch máu khiến các chi không được nhận đủ lưu lượng máu, tế bào cơ cũng thiếu oxy dẫn đến co bóp nhiều hơn gây đau.
Vị trí đau ở các chi còn phụ thuộc vào mạch máu bị tắc hẹp hoặc cục máu đông gây bít tắc di chuyển đến vị trí nào.
2.2. Dấu hiệu mất thị lực tạm thời
Khi mạch máu cung cấp đến não và mắt bị tắc hẹp, các vùng này không được nhận đủ máu giàu oxy và dinh dưỡng sẽ dẫn đến giảm, mất thị lực tạm thời. Thường nếu nguyên nhân do tắc mạch máu, người bệnh chỉ bị ảnh hưởng ở một bên mắt, kéo sau đó có thể là tình trạng đau nhức mắt đột ngột, đột quỵ,…
2.3. Dấu hiệu đau thắt ngực
Đau thắt ngực xảy ra khi lưu lượng máu lưu thông đến tim giảm, khiến tế bào cơ tim mất một phần chức năng và cố gắng co bóp máu nhiều hơn. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, gây áp lực lớn, gây tê, nặng, khó chịu vùng ngực gần tim.
Đau thắt ngực là dấu hiệu tắc mạch máu lưu thông đến tim
Dấu hiệu này có xu hướng nặng hơn khi hoạt động mạnh hoặc xúc động quá mức, giảm hoặc không xuất hiện khi nghỉ ngơi. Không nên chủ quan với dấu hiệu này bởi tắc mạch máu nuôi tim có thể rất nghiêm trọng dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim. Triệu chứng và biến chứng bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nếu không kịp thời xử lý thì tính mạng người bệnh cũng bị đe dọa.
2.4. Dấu hiệu thở ngắn, thở gấp
Dấu hiệu này xuất hiện ở những người bị tắc động mạch vành do bệnh hoặc tổn thương, khiến máu không được bơm đủ đến các cơ quan, nội tạng trong cơ thể. Thực tế tình trạng hơi thở ngắn, thở gấp có thể không liên quan đến bệnh mạch máu song không nên chủ quan nếu nó xuất hiện thường xuyên một cách bất thường.
2.5. Dấu hiệu đau thắt lưng
Đau thắt lưng dưới là dấu hiệu nghiêm trọng do tắc mạch máu có thể gây ra, khi vùng lưng dưới không được nhận đủ lượng máu cần thiết, khiến các đĩa giữa đốt sống dễ vỡ hơn. Khi vỡ ra, mạch máu và dây thần kinh dễ bị chèn ép dẫn đến đau nghiêm trọng vùng thắt lưng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 10% người dân ở các nước phát triển bị tắc mạch máu thắt lưng khi 20 tuổi hoặc lớn hơn, dẫn đến những cơn đau nghiêm trọng kéo dài.
Đau thắt lưng có thể do tắc mạch máu vùng lưng gây ra
2.6. Dấu hiệu mệt mỏi và chóng mặt
Có thể nói, mệt mỏi và chóng mặt là hai dấu hiệu thường xuất hiện sớm nhất khi bị tắc mạch máu, nhất là mạch máu đến não hoặc trong não. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể do nhiều bệnh lý khác phổ biến hơn là tắc mạch máu, để chẩn đoán cần dựa trên các triệu chứng khác cùng với xét nghiệm chẩn đoán.
2.7. Dấu hiệu tay, chân lạnh bất thường
Nhiều người gặp phải chứng tay chân lạnh, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc mạch máu ngoại biên. Khi các mạch máu bị chèn ép, giảm thể tích lòng mạch, máu nuôi đến các chi cũng ít hơn. Hơn nữa, các chi còn nằm xa vị trí tim đến máu lưu thông đến đây cũng kém hơn các cơ quan gần tim khác.
Các chi không được nhận đủ máu nuôi với nhiệt độ phù hợp khiến tay chân thường bị lạnh cóng, khó làm ấm.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tắc mạch máu
Tắc mạch máu là một trong những vấn đề mạch máu cần lưu ý bởi đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm một cách âm thầm. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, hãy nắm rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng tắc mạch máu bao gồm:
-
Chỉ số cholesterol trong máu cao, đặc biệt là cholesterol xấu dễ bám vào thành mạch gây hẹp mạch máu, bít tắc lưu thông máu.
-
Huyết áp cao: Huyết áp đạt trên mức 140/90 mmHg thì lưu thông máu toàn cơ thể kém hơn.
-
Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc lá dễ dàng gây tổn thương, làm thắt chặt các mạch máu trong cơ thể, ngoài ra cũng thúc đẩy tăng huyết áp và mỡ máu.
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ tắc mạch máu cao
-
Thừa cân, béo phì: Là những đối tượng có chỉ số BMI đạt trên 25, đặc biệt với chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh.
Như vậy, dấu hiệu tắc mạch máu rất đa dạng vì còn phụ thuộc vào vị trí mạch máu và các cơ quan ảnh hưởng do thiếu hụt máu nuôi. Khi có những dấu hiệu này, hãy sớm đến cơ sở y tế khám xác định mức độ hẹp mạch máu, từ đó có thể điều trị nhanh chóng hiệu quả.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!