Các tin tức tại MEDlatec

Bác sĩ Dinh dưỡng hướng dẫn chế độ ăn giúp hạ kali máu

Ngày 19/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Kali là khoáng chất quan trọng với sức khỏe, được cơ thể nạp vào bằng thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, ở những người bị suy giảm chức năng thận thường bị kali dư thừa trong máu ẩn chứa nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, những bệnh nhân này cần chế độ ăn giúp hạ kali máu.

1. Tăng kali máu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Kali là khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên và được cơ thể bổ sung hàng ngày, thận là cơ quan kiểm soát chính nồng độ của kali trong máu. Vai trò của khoáng chất này với cơ thể là duy trì nhịp tim ổn định, đảm bảo cân bằng dịch và hoạt động bình thường của các dây thần kinh - cơ.

Kali có nhiều trong thực phẩm tự nhiên

Khi cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm chứa kali, thận sẽ lọc thải ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu, tuy nhiên những người bị suy giảm chức năng thận thì khả năng này cũng bị ảnh hưởng. Vì thế kali dư thừa không được thải ra ngoài bằng nước tiểu, tích tụ trong máu dẫn đến nồng độ kali máu cao.

Tăng kali máu thường không gây triệu chứng đáng chú ý và được phát hiện. Chỉ khi kiểm tra bằng cách lấy mẫu máu tĩnh mạch và phân tích nồng độ hoặc khi có biến chứng do kali máu tăng mới thấy bất thường.

  • Mức kali máu bình thường: từ 3,8 - 5 mEq/L.

  • Mức kali máu cao: lớn hơn 6 mEq/L.

  • Mức kali máu thấp: nhỏ hơn 3 mEq/L.

Mức kali máu cao hay thấp hơn bình thường đều nguy hiểm, nhất là khi tình trạng này kéo dài không được điều chỉnh sẽ dẫn đến biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Điều nguy hiểm là hầu hết bệnh nhân tăng kali máu không nhận thấy triệu chứng bất thường gì, một số cho thấy tình trạng sức khỏe không tốt và có thể có thay đổi trên điện tâm đồ.

Tăng kali máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim

Biến chứng là tăng kali máu gây ra có thể là rối loạn nhịp tim, liệt, yếu cơ nghiêm trọng, đột tử.

2. Bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn chế độ ăn giúp hạ kali máu

Chế độ ăn quyết định đến lượng kali nạp vào cơ thể cũng như nồng độ khoáng chất này trong máu. Với người có chức năng thận bình thường hoặc đảm bảo trên 50% bình thường, chế độ ăn khuyến cáo bổ sung ít nhất 4.700 mg kali mỗi ngày. Người bị bệnh thận mãn tính cần chế độ ăn bổ sung kali ít hơn 3.000 mg mỗi ngày.

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn ít kali (bổ sung từ 2.000 - 3.000 mg/ngày), cần theo dõi thường xuyên bằng việc xét nghiệm máu để điều chỉnh phù hợp. Dưới đây là chế độ ăn ít kali mẫu bạn có thể tham khảo, tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bữa sáng

  • Bánh muffin trắng chứa 62mg kali, 242 mg Natra và 129 Calories.

  • Bơ thực vật ít calo (khoảng 2 thìa cà phê) chứa 4mg kali, 65mg Natra và 58 Calories.

  • Ngũ cốc ngô không được (1,5 cốc) chứa 45mg kali, 247mg Natra và 135 Calories.

  • 2 quả trứng tươi vừa chứa 118mg kali, 123mg Natra và 126 Calories.

  • 1,25 ly cà phê chứa 145mg kali, 6mg Natra và 3 Calories.

  • Chất làm ngọt nhân tạo như đường Splenda không chứa kali, Natra và Calories.

  • Kem cà phê không sữa không béo: không chứa kali, chứa 3mg Natri và 20 Calories.

Táo là trái cây chứa ít kali, người kali máu cao nên ăn hàng ngày

Bữa phụ

  • Táo 1 trái chứa 148 mg kali, 1g Natri và 72 Calories.

  • 1 Ounce phô mai giảm béo chứa 19 mg kali, 270 mg Natri và 49 Calories.

Bữa trưa

  • Bánh mì trắng 2 lát chứa 44 mg kali, 234 mg Natri và 108 Calories.

  • 1 Ounce phô mai giảm béo: chứa 19 mg kali, 270 mg Natri và 49 Calories.

  • Trứng luộc chín 1 trái: chứa 63mg kali, 62 mg Natri và 78 Calories.

  • Ức gà tây 3 Ounce chứa 236mg kali, 189 mg Natri và 119 Calories.

  • Sốt Salad Ý ít béo 1 thìa canh chứa 4mg kali, 192 mg Natri và 27 Calories.

  • Dưa chuột gọt vỏ ½ trái chứa 137 mg kali, 2 mg Natri, 12 Calories.

  • Xà lách cắt nhỏ 1 chén chứa 80 mg kali, 6 mg Natri, 8 Calories.

Bữa chiều

1 trái quýt: 131 mg kali, 1 mg Natri, 35 Calories.

Bữa tối

  • 4 ounce ức gà bỏ da, có thể phủ bánh mì nướng: chứa 287 mg kali, 87mg Natri, 221 Calories.

  • 1 chén đậu xanh nấu chín không muối: chứa 184 mg kali, 46 mg Natri và 60 Calories.

  • 1 chén gạo trắng nấu chín: chứa 89 mg kali, 3 mg Natri và 234 Calories.

  • 2 thìa dầu ô liu: không chứa Natri, kali, cung cấp 40 Calories.

  • 1 thìa cà phê bơ thực vật ít béo: chứa 2 mg kali, 33 mg Natri và 29 Calories.

Bữa phụ buổi tối

2 cái bánh quy bột yến mạch nhỏ: cung cấp 22 mg kali, 58 mg Natri và 56 Calories.

Chế độ ăn ít kali là nhỏ hơn 3.000 mg định lượng chất này trong thực phẩm

Như vậy, 1 ngày với lượng thức ăn tương đương trên chỉ cung cấp 1.895 mg kali, 2.285 mg Natri và 1.710 Calories. Tuy nhiên, chế độ ăn giúp hạ kali máu này chỉ phù hợp cho người có tầm vóc nhỏ, hoạt động ít, nếu bạn tầm vóc lớn hay hoạt động nhiều, hãy bổ sung thêm calo và dinh dưỡng.

3. Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm ít kali

Thực phẩm ít kali là nguyên liệu ưu tiên trong chế độ ăn của người bị suy giảm chức năng thận, hãy lưu ý những điều sau để lựa chọn phù hợp:

3.1. Đọc kỹ nhãn thực phẩm

Hầu hết thực phẩm từ tự nhiên đến đã qua chế biến đều chứa lượng kali nhất định, và chúng được ghi ngoài nhãn dán thực phẩm. Hãy kiểm tra thông tin này và lựa chọn thực phẩm chứa hàm lượng kali thấp cho chế độ ăn.

3.2. Đo lường lượng kali trong bữa ăn

Bữa ăn của bạn cần nhiều loại thực phẩm để cung cấp Calories cho cơ thể hoạt động, tổng lượng kali cung cấp cho cơ thể sẽ cộng gộp từ tất cả những thực phẩm này. Bạn có thể dùng đến phần mềm thông minh để theo dõi hàm lượng kali và dinh dưỡng khác trong bữa ăn của mình.

3.3. Ăn thực phẩm giảm kali trong máu

Có thể giảm lượng kali trong 1 số loại rau xanh bằng việc thực hiện quá trình “rửa trôi”. Đây là quá trình ngâm rau sống hoặc rau đông lạnh trong nước ít nhất 2 giờ, một phần kali sẽ bị trôi ra ngoài và cơ thể bạn sẽ không hấp thu chúng.

3.4. Tránh xa thực phẩm chứa nhiều kali

Những thực phẩm có hàm lượng kali cao bao gồm: bưởi, dưa hấu, dưa đỏ, bơ, cà chua, nước ép trái cây, các loại trái cây sấy khô, sữa chua, sữa, đậu lăng, các loại hạt, khoai tây,… Đây là những thực phẩm nên loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Sữa chua là thực phẩm giàu kali mà người bị kali máu cao nên tránh

Hãy thực hiện tốt chế độ ăn giúp hạ kali máu đồng thời điều trị tăng cường chức năng thận để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.