Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ giải đáp: Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?
- 15/08/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn mực được không?
- 13/08/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn thanh long có lợi - hại gì?
- 11/08/2022 | Bà bầu ăn mì tôm được không và lời khuyên của chuyên gia
- 17/08/2022 | Bà bầu ăn kem được không? Cần lưu ý những gì?
- 08/08/2022 | Bà bầu ăn củ sắn được không? Những lợi ích ít ai biết của củ sắn
1. Một số nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ ở mẹ bầu
- Mẹ bầu có thể bị mất ngủ ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, tuy nhiên, mất ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Khi bị mất ngủ, mẹ bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau:
-
Rất khó để đi vào giấc ngủ.
-
Hay thức dậy giữa đêm, ngủ không sâu giấc.
-
Khó duy trì giấc ngủ, thức dậy quá sớm.
-
Sau một giấc ngủ, mẹ bầu không cảm thấy sảng khoái và dễ chịu hơn.
- Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu:
+ Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị mất ngủ là do sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Khi thai nhi càng to, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể mẹ bầu sẽ nặng nề hơn và mẹ rất khó để tìm ra tư thế ngủ phù hợp.
Sự phát triển của thai nhi có thể khiến mẹ bầu mất ngủ
+ Tiểu nhiều lần: Thận phải làm việc nhiều hơn, lọc máu nhiều hơn trong quá trình mang thai khiến cho lượng ure tăng và bàng quang cũng sẽ chứa nhiều nước tiểu hơn. Kèm theo đó là thai nhi ngày càng lớn sẽ gây chèn ép bàng quang khiến cho mẹ bầu cần đi tiểu nhiều hơn và dẫn đến mất ngủ.
+ Đau nhức và chuột rút: Phụ nữ mang thai rất hay bị chuột rút ở vùng bắp chân và vùng đùi. Hơn nữa, càng về những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi càng phát triển mạnh về cân nặng, do đó vùng lưng, xương hông, chân của mẹ bầu phải chịu áp lực lớn và dễ bị đau lưng. Chính vì thế, mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ.
+ Ợ hơi và táo bón: Do phải bổ sung thêm nhiều loại dưỡng chất cùng với sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong quá trình mang thai cùng với đó là sự chèn ép của tử cung đối với dạ dày dẫn tới một số vấn đề như chậm tiêu, ợ hơi và táo bón. Cũng chính vì lý do này mà mẹ bầu khó có thể ngủ ngon trong thai kỳ.
+ Ốm nghén: Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường xuyên buồn nôn, mệt mỏi,… và dẫn tới mất ngủ.
Căng thẳng quá mức cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó ngủ hơn
+Tăng nhịp tim: Trong suốt quá trình mang thai, nhịp tim của mẹ bầu sẽ tăng lên để bơm máu nhiều hơn đến tử cung và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ.
+ Do sự phát triển của thai nhi: Khi thai càng phát triển, mẹ sẽ cảm nhận rõ được những cử động của thai chẳng hạn như tình trạng đạp, xoay hay nhào lộn,… Điều này cũng khiến cho mẹ bầu đau và khó ngủ hơn.
+ Do quá lo lắng và căng thẳng: Mẹ bầu phải lo lắng rất nhiều về sự phát triển của bé, chăm sóc thai kỳ. Hơn nữa, khi mang thai sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến mẹ bầu dễ nhạy cảm, dễ xúc độc, hay lo lắng thái quá,… Từ đó, dẫn đến mất ngủ.
2. Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?
Thực phẩm chính là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện chứng mất ngủ của thai phụ. Vậy bà bầu mất ngủ nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm hữu ích dành cho chị em:
-
Các loại hạt
Các loại hạt không chỉ có chứa nhiều chất xơ, cải thiện những vấn đề về tiêu hóa ở mẹ bầu mà còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là một số chất giúp điều hòa giấc ngủ ở mẹ bầu. Một số loại hạt mà mẹ bầu nên bổ sung là:
+ Hạt hướng dương và hạt vừng: Đây là những loại hạt có chứa nhiều kali giúp giãn cơ và phòng ngừa chuột rút.
+ Hạnh nhân: Loại hạt này có chứa nhiều hormone tốt cho thần kinh, xoa dịu căng thẳng giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
+ Óc chó: Khi ăn hạt óc chó, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết nhiều melatonin, tăng cường điều hòa giấc ngủ.
Một số loại hạt có thể giúp mẹ bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ
-
Thực phẩm giàu vitamin B6
Đây là loại vitamin quan trọng, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi và có một giấc ngủ ngon. Những thực phẩm có chứa vitamin B6 mà mẹ bầu nên bổ sung là cá hồi, cá mòi, ớt chuông đỏ, cải mâm xôi, dưa bở, bông cải xanh.
-
Yến mạch
Yến mạch có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác như thúc đẩy tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, an thần, kích thích tiêu hóa,…
-
Chuối
Chuối giúp cơ thể sản xuất hormone serotonin nhiều hơn và giúp mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Lượng magie trong chuối còn có tác dụng an thần và thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức và tình trạng chuột rút ở mẹ bầu khi đang ngủ.
-
Rau thì là
Không chỉ tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, đây cũng là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa và điều hòa huyết áp ở mẹ bầu. Mẹ bầu có thể kết hợp thì là với những thực phẩm khác để tạo ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
-
Quả bơ
Bơ có chứa nhiều folate giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Không những vậy, loại quả này còn có chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe não bộ và tốt cho giấc ngủ của mẹ bầu.
Mật ong giúp bà bầu dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
-
Mật ong
Với thắc mắc “bà bầu mất ngủ nên ăn gì”, mật ong cũng chính là câu trả lời chính xác. Mật ong còn được coi là một bài thuốc an thần tự nhiên, rất hiệu quả giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.
-
Củ sen
Phụ nữ mang thai bị mất ngủ có thể ăn gà hầm củ sen khoảng 2 đến 3 lần/tuần. Củ sen là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất và có thể giải tỏa căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu.
Ngoài thắc mắc “bà bầu mất ngủ nên ăn gì”, chị em cũng nên chú ý đến một số vấn để sau để giấc ngủ được trọn vẹn nhất:
+ Không nên ăn quá no trước khi ngủ.
+ Chia nhỏ các bữa ăn.
+ Không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
+ Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, có thể dùng gối ôm dành riêng cho mẹ bầu.
+Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng khi mang thai.
+ Tắm nước ấm và mát xa nhẹ nhàng trước khi ngủ.
+ Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
Để được tư vấn nhiều hơn về vấn đề khó ngủ ở phụ nữ mang thai hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe thai kỳ cùng với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!