Các tin tức tại MEDlatec
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là do đâu?
- 14/06/2021 | Gợi ý cho mẹ: Các món cháo cho bé bị sốt
- 13/02/2022 | Đi tìm nguyên nhân và cách xử trí khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè
- 23/03/2022 | Bé bị viêm hô hấp trên nguyên nhân do đâu và chăm sóc thế nào?
1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là như thế nào?
Như đã đề cập, tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Lúc đó, sẽ có sự xuất hiện của những tiếng khò khè khi bé thở, nhưng lại không có nước mũi. Ngoài ra, đó cũng có thể là các âm thanh nghe thấy không bình thường. Hiện tượng này có thể dễ phát hiện hơn khi bé ngủ với tiếng thở không đều, tương tự như tiếng ngáy nhẹ nhưng âm lượng nhỏ hơn.
Bên cạnh đó, khi cha mẹ áp sát tai vào gần cánh mũi hay gần miệng của bé thì có thể nghe được rõ hơn. Thế nhưng, cũng có một vài trường hợp mà bác sĩ có thể phải dùng ống nghe để xác định rõ ràng tình trạng bé gặp phải.
Thở khò khè nhưng không có nước mũi hay gặp ở những em bé dưới 6 tháng tuổi
2. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là do đâu?
Hiện tượng bé bị thở khò khè nhưng không có nước mũi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Và một vài nguyên nhân thường gặp bao gồm:
2.1. Viêm đường hô hấp dưới
Viêm đường hô hấp dưới ở đây bao gồm các bệnh lý: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản,... Khi mắc các bệnh này, đồng nghĩa với việc bé bị nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó, dẫn tới tổn thương phế quản và các mô phổi.
Các trường hợp viêm có thể sinh ra dịch nhầy, làm bít tắc đường thở dưới, từ đó xuất hiện biểu hiện thở khò khè ở trẻ, song không gây chảy nước mũi.
Viêm phế quản có thể làm bé có biểu hiện thở khò khè nhưng không có nước mũi
2.2. Hen suyễn
Với một hệ hô hấp chưa được hoàn thiện và còn yếu, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với lông của vật nuôi, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá,... là những yếu tố gây kích thích. Ở các bé thường xuyên có sự tiếp xúc với chúng, rủi ro cao mắc bệnh hen suyễn. Trong đó, khó thở, thở khò khè là những triệu chứng biểu hiện của bệnh.
2.3. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây cũng là một nguyên nhân khác khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Các thói quen trong việc cho con ăn của mẹ như cho bé ăn ở tư thế nằm, đặt bé nằm xuống khi vừa ăn xong, cho ăn quá nhiều nhất là vào buổi tối,... có thể làm nguy cơ bé bị trào ngược dạ dày thực quản tăng lên.
Bé thở khò khè không có nước mũi có thể là do bị trào ngược dạ dày thực quản
2.4. Có dị vật đường hô hấp
Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ trong quá trình chơi đồ chơi vô tình để lọt dị vật vào trong mũi. Từ đó, khiến trẻ bị đau mũi hoặc có cả máu chảy ra ở mũi hoặc bị nghẹt mũi, khò khè.
3. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi phải làm thế nào?
Khi thấy bé có biểu hiện thở khò khè nhưng không có nước mũi, cha mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi tình trạng của bé để kịp thời đưa đi thăm khám nhằm biết rõ nguyên nhân và sớm tiến hành điều trị.
Đi kèm với đó, để góp phần cải thiện tình trạng này ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp bên dưới đây:
3.1. Vệ sinh mũi cho bé
Nhằm làm cho đường hô hấp của bé luôn được thông thoáng, cha mẹ đừng quên việc vệ sinh mũi cho bé. Theo đó, nên thường xuyên rửa mũi cho bé với cách sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ an toàn, thích hợp để giúp kháng khuẩn hiệu quả. Lưu ý rằng việc vệ sinh mũi cho bé cần được thực hiện đúng cách để tránh gây ra tổn thương cho mũi của bé.
Nên thường xuyên rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý có nồng độ an toàn
3.2. Hút dịch nhầy trong mũi cho bé
Cùng với đó, nếu thấy trẻ có dịch nhầy trong mũi thì cha mẹ nên hút sạch cho con. Điều này sẽ giúp làm thông thoáng trở lại đường thở của trẻ, góp phần cải thiện biểu hiện thở khò khè nhưng không có nước mũi.
3.3. Cho bé bú sữa nhiều bữa trong ngày
Đây là một việc làm không chỉ sẽ giúp bé nâng cao được sức đề kháng, mà còn tránh bị khô miệng, mất nước. Vì thế, mẹ có thể áp dụng cho bé bú nhiều hơn với nhiều bữa trong ngày.
3.4. Day nhẹ nhàng cánh mũi của bé
Cha mẹ cũng có thể day nhẹ nhàng cánh mũi của bé bằng ngón tay trỏ của mình. Thông qua đó, hỗ trợ làm tan dịch nhầy để đường thở trở nên thông thoáng, khắc phục tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi.
Thông qua bài viết trên đây, các bậc phụ huynh đã được giải đáp tại sao bé thở khò khè nhưng không có nước mũi và biết thêm gợi ý về một số biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng này.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thăm khám sức khỏe cho bé yêu, cha mẹ có thể lựa chọn chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là am hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Bệnh viện cũng sở hữu không gian thoáng rộng, sạch sẽ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hợp tác hơn trong quá trình thăm khám. Cùng với trang bị vật chất hiện đại, tân tiến, thăm khám và điều trị tại MEDLATEC sẽ mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, nâng cao hiệu quả chữa trị.
Để được tư vấn sức khỏe, cha mẹ hãy gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hỗ trợ, giải đáp cụ thể. Hoặc cha mẹ có thể đưa em bé nhà mình đến trực tiếp bệnh viện để được thăm khám, điều trị, giúp kịp thời khắc phục, cải thiện tình trạng sức khỏe của bé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!