Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh Alzheimer sống được bao lâu? Cách kéo dài thời gian sống cho người bệnh
- 30/05/2023 | Bệnh mất trí nhớ Alzheimer: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- 27/10/2024 | Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi gây nên ảnh hưởng gì?
- 16/05/2022 | Suy giảm trí nhớ gây hại như thế nào đối với sức khỏe?
1. Các giai đoạn phát triển của bệnh Alzheimer
1.1. Giai đoạn nhẹ
Trong giai đoạn nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, nhưng trí nhớ và khả năng xử lý thông tin sẽ bắt đầu suy giảm. Người bệnh có thể quên những sự kiện gần đây, gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể sống khá lâu và duy trì chất lượng cuộc sống tương đối tốt.
Các biểu hiện hay gặp ở người mắc bệnh Alzheimer
1.2. Giai đoạn trung bình
Giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn và bệnh nhân sẽ bắt đầu gặp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Họ có thể không nhận ra các thành viên trong gia đình hoặc quên các sự kiện quan trọng. Chăm sóc đặc biệt là rất cần thiết trong giai đoạn này để duy trì sự an toàn và sức khỏe của người bệnh.
1.3. Giai đoạn nặng
Ở giai đoạn nặng của Alzheimer, bệnh nhân sẽ mất khả năng nhận thức nghiêm trọng và không thể tự chăm sóc bản thân. Người bệnh có thể không nhận ra những người thân yêu và sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc di chuyển. Việc chăm sóc thường xuyên và hỗ trợ về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và quản lý các vấn đề sức khỏe trở thành yếu tố quan trọng để kéo dài sự sống cho người bệnh.
2. Người mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
2.1. Thời gian sống trung bình của người mắc bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một dạng của bệnh lý thoái hóa thần kinh. Đối với câu hỏi bệnh Alzheimer sống được bao lâu ở mỗi người bệnh là khác nhau. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, người mắc bệnh Alzheimer có thể sống 4 - 20 năm sau khi được chẩn đoán, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của bệnh và các bệnh lý đi kèm.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh chi phối đáng kể đến bệnh Alzheimer sống được bao lâu
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh Alzheimer
2.2.1. Giai đoạn bệnh
Bệnh Alzheimer có thể kéo dài trong nhiều năm, diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể sống lâu hơn nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, nhưng khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối, các chức năng cơ thể sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nên tuổi thọ giảm nhanh.
2.2.2. Thể trạng
Bệnh nhân Alzheimer nếu cũng mắc các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc bệnh phổi có thể có tuổi thọ ngắn hơn do các bệnh này có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
2.2.3. Điều kiện chăm sóc và hỗ trợ y tế
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh Alzheimer sống được bao lâu. Khi nhận được sự chăm sóc thích hợp từ gia đình, bác sĩ và các chuyên gia y tế, các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát tốt.
Ngoài ra, hỗ trợ tinh thần từ người thân cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những yếu tố này sẽ giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
3. Giúp bệnh nhân Alzheimer tăng thời gian sống bằng cách nào?
3.1. Chăm sóc y tế định kỳ
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề bệnh Alzheimer sống được bao lâu thì đây là việc làm không thể bỏ qua. Thông qua những lần khám định kỳ, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị, kê đơn thuốc để giảm triệu chứng hoặc ngăn ngừa các biến chứng. Trường hợp cần thiết, người bệnh cũng sẽ được điều trị các bệnh lý kèm theo để cải thiện tình trạng sức khỏe.
3.2. Dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ
Có một số loại thuốc được sử dụng để giúp làm chậm tiến triển, giảm thiểu triệu chứng và tăng thời gian sống cho bệnh nhân Alzheimer như thuốc ức chế cholinesterase hoặc memantine. Khi được kê đơn thuốc, người thân trong gia đình nên cố gắng giúp người bệnh thực hiện đúng liệu trình, tránh tình trạng quên thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Chăm sóc tốt về y tế và tinh thần giúp bệnh nhân Alzheimer tăng tuổi thọ
3.3. Dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của người bệnh Alzheimer. Một chế độ ăn uống giàu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện trí nhớ và bảo vệ não bộ của bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhất là nhóm chất béo bão hòa và thức ăn giàu đường.
3.4. Hoạt động thể chất đều đặn
Thể dục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chức năng của hệ cơ, kiểm soát tốt các triệu chứng của Alzheimer. Người bệnh nên tham gia các hoạt động thể chất đơn giản như đi bộ, tập yoga hoặc duy trì các bài tập nhẹ nhàng để duy trì sự dẻo dai và giúp tinh thần thêm minh mẫn.
3.5. Hỗ trợ tinh thần và giao tiếp xã hội
Sự hỗ trợ về tinh thần rất quan trọng đối với người bệnh Alzheimer. Giao tiếp và duy trì các mối quan hệ xã hội có thể giúp giảm lo âu, trầm cảm và nâng cao chất lượng sống ở bệnh nhân.
Để làm được điều này, gia đình và bạn bè có thể hỗ trợ người bệnh tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, trò chuyện hoặc vui chơi cùng bệnh nhân.
3.5. Đảm bảo an toàn môi trường sống
Môi trường sống của người bệnh Alzheimer cần được chú ý đến yếu tố an toàn để giảm thiểu các nguy cơ tai nạn như ngã, bỏng,... Ngoài ra, giúp người bệnh được sống trong không gian thoáng, sạch, ánh sáng đầy đủ, không có chướng ngại cản trở quá trình di chuyển cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Bệnh Alzheimer sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã nhắc đến ở trên. Tuy không thể chữa khỏi bệnh lý này nhưng khi thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ, người bệnh có thể cải thiện thời gian sống, nâng cao đáng kể chất lượng sống.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý Thần kinh cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!