Tin tức
Suy giảm trí nhớ gây hại như thế nào đối với sức khỏe?
- 13/05/2022 | Hội chứng mất trí nhớ là do nguyên nhân gì? Có thể chữa khỏi không?
- 27/12/2021 | Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị
- 09/03/2022 | Các loại thực phẩm tốt cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ
1. Chức năng ghi nhớ thông tin của não bộ
Trí nhớ là một khả năng vượt bậc của loài người so với các loài vật khác. Não bộ con người lưu trữ được số lượng khổng lồ các thông tin liên quan đến bản thân và sự việc xung quanh. Hoạt động ghi nhớ là một phần trong quá trình hình thành nên trí nhớ, gồm các bước như sau:
-
Thu nhận thông tin qua các giác quan (quan sát, lắng nghe, sờ nắn, hít ngửi, nếm);
-
Xử lý thông tin;
-
Chuyển thông tin về vỏ não, não sẽ lưu trữ lại thành ký ức;
-
Tái hiện và hồi tưởng thông tin khi được nhắc hoặc suy nghĩ đến.
Não là bộ phận có chức năng xử lý và lưu trữ thông tin
2 bước quan trọng nhất là xử lý, chuyển thông tin về não vì điều này có tác dụng hình thành các đường mòn trên não. Hoạt động xử lý thông tin đòi hỏi sự tham gia của các tế bào thần kinh. Đặc biệt, những thông tin được tiếp nhận từ ngoài môi trường sẽ được mã hóa thành các tín hiệu riêng, sau đó theo xung thần kinh chuyền lên vỏ não.
2. Suy giảm trí nhớ là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến trí nhớ bị giảm sút, có thể liệt kê như sau:
-
Tế bào thần kinh bị thoái hóa: bộ não con người được cấu thành từ hàng trăm tỷ tế bào thần kinh và số khớp nối có thể lên tới hàng nghìn tỷ. Tuy nhiên từ tuổi 25 trở đi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh chết đi mà không có sự thay thế hay sinh thêm. Đó là lý do vì sao càng lớn tuổi thì trí nhớ sẽ càng giảm sút. Theo các cuộc khảo sát thì có khoảng 50% số người trên 85 tuổi mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Mặc dù tỷ lệ người dưới 50 tuổi bị giảm trí nhớ không nhiều nhưng bệnh đàn có xu hướng ngày càng trẻ hóa;
-
Rối loạn giấc ngủ: hoạt động ngủ giúp cơ thể thư giãn, phục hồi và nghỉ ngơi sau thời gian học tập và làm việc vất vả cả ngày. Quá trình lưu trữ thông tin thường sẽ diễn ra trong giấc ngủ. Do vậy nếu chất lượng giấc ngủ kém, thường xuyên bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình này khiến cho người bệnh dễ bị hay quên và suy giảm trí nhớ ngắn hạn;
-
Các gốc tự do tăng sinh gây giảm trí nhớ: gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, do căng thẳng, lạm dụng chất kích thích và đồ ăn nhanh. Chúng hủy hoại mô, tế bào và các tổ chức trong cơ thể, trong đó có não bộ vì thành phần axit béo chiếm phần lớn trong não dễ bị oxy hóa. Các gốc tự do cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lão hóa và các bệnh khác như đột quỵ hoặc chứng Alzheimer,...;
-
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng: các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các chất dẫn truyền và tế bào thần kinh. Thiếu chất gây thiếu hụt các tế bào này làm suy giảm trí nhớ. Ví dụ như:
-
Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút;
-
Thiếu Vitamin nhóm B có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Wernicke-Korsakoff gây mất trí nhớ trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Bởi vì các vitamin nhóm B giúp hỗ trợ sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh, quyết định cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và trí nhớ con người.
-
Mắc một số bệnh lý: những bệnh liên quan tới tim mạch, cơ xương khớp, tuần hoàn, thiếu máu não, thoái hóa cột sống cổ,... làm giảm lưu lượng máu truyền đến não, do đó khiến các tế bào thần kinh bị thoái hóa và làm sa sút trí nhớ nghiêm trọng. Ngoài ra tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh khi dùng lâu dài cũng khiến cho người bệnh không được minh mẫn.
3. Biểu hiện đặc trưng ở những người bị suy giảm trí nhớ
Trí nhớ giảm sút được biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau và hay gặp nhất đó là:
-
Thường xuyên quên các việc “lặt vặt" hàng ngày như: quên tên tuổi người thân quen, quên địa chỉ, quên bài mới học, quên chìa khóa, ví tiền,... cho tới những ký ức, kỷ niệm quan trọng trong đời;
-
Quên các việc cần làm;
-
Quên lời vừa nói và có dấu hiệu nhắc lại nhiều lần;
-
Thay đổi hành vi, cảm xúc, hay cáu gắt;
-
Khó diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói;
-
Quên đường về nhà, mất phương hướng.
Suy giảm trí nhớ khiến người bệnh trở nên mù mờ về mọi thứ xung quanh
Tình trạng suy giảm trí nhớ không chỉ khiến cho công việc bị ảnh hưởng vì gây mất hiệu quả và năng suất lao động mà còn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống thường nhật và rủi ro về sức khỏe.
Trên thực tế có khoảng 50% những người trí nhớ sụt giảm có nguy cơ phát triển thành sa sút trí tuệ, hay gặp nhất là bệnh Parkinson, Alzheimer làm giảm khả năng vận động cũng như tư duy của người bệnh.
4. Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ
Có thể nói ký ức là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Chính vì vậy điều trị cải thiện trí nhớ là rất cần thiết giúp người bệnh tìm lại niềm vui cuộc sống.
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp đặc trị tốt nhất giúp chữa khỏi tình trạng suy giảm trí nhớ nhưng người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng các thuốc có công dụng tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ cải thiện suy giảm trí nhớ. Ngoài ra cũng cần phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh để kê thuốc sao cho phù hợp.
Bên cạnh việc dùng thuốc bổ trợ, người bệnh cũng nên áp dụng cho mình một lối sống lành mạnh để hạn chế sự tiến triển của suy giảm trí nhớ:
-
Ngủ đủ giấc và đúng giờ, không thức quá khuya và nên thư giãn đầu óc trước khi bước vào giấc ngủ;
-
Ăn đủ chất;
-
Thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng cách chơi trò trí tuệ hoặc giải câu đố;
-
Giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh;
-
Tập thể dục, vận động đều đặn củng cố hệ tuần hoàn.
Chất lượng giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng suy giảm trí nhớ
Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho những ai còn đang băn khoăn về chứng suy giảm trí nhớ. Nếu cảm thấy bản thân và người trong gia đình có những biểu hiện nếu trên, hãy chủ động đi khám để điều trị sớm.
Quý bạn đọc muốn giải đáp thêm các vấn đề về sức khỏe và sắp xếp lịch khám với chuyên gia, hãy liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!