Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh lý tim bẩm sinh và ý nghĩa của kỹ thuật chụp CT tim

Ngày 20/07/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Chụp CT tim là phương tiện chẩn đoán mới, được ứng dụng rộng rãi những năm gần đây. Ưu điểm khi thực hiện là không xâm nhập, cho kết quả nhanh, xác định rõ cấu trúc của tim và tương quan với các mạch máu lớn nhằm có định hướng điều trị phù hợp.

Với bệnh tim bẩm sinh thì việc phát hiện sớm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Một trong số những phương pháp hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán tim bẩm sinh là kỹ thuật chụp CT tim. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin điểm qua những thông tin liên quan đến bệnh lý tim bẩm sinh và kỹ thuật chụp CT hiện nay.

1. Tóm tắt về bệnh tim bẩm sinh

Thông tin về bệnh

Bệnh tim bẩm sinh là bệnh thường gặp chiếm khoảng 1% số trẻ sơ sinh. Ở Mỹ có hơn 400.000 người phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh, trên 150.000 người không được chẩn đoán. Ở Việt Nam, tim bẩm sinh được đánh giá là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất so với các bệnh lý khác.

Tim bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ trẻ em tử vong cao qua mỗi năm

Ngày nay, số bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh sống đến tuổi trưởng thành tăng lên nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện bệnh sớm với độ chính xác cao và nhờ sự tiến bộ của các phương pháp phẫu thuật tim mạch. Siêu âm tim là phương tiện chẩn đoán đơn giản giúp phát hiện đa số trường hợp nhưng vẫn có giới hạn với bệnh tim bẩm sinh phức tạp.

Bệnh tim bẩm sinh là sao?

Tim bẩm sinh là tình trạng các khuyết tật ở tim hoặc ở các mạch máu lớn từ khi còn trong bào thai như tứ chứng Fallot, thất phải hai đường ra, tuần hoàn bàng hệ chủ - phổi phức tạp,thông liên thất, thông liên nhĩ, thất trái độc nhất, hẹp eo động mạch chủ, đứt đoạn động mạch chủ, còn ống động mạch…

2. Tác nhân chính gây bệnh tim bẩm sinh là gì?

Mặc dù bệnh tim bẩm sinh do nhiều yếu tố hình thành nhưng với mỗi ca bệnh khi được chẩn đoán lại rất khó để xác định được nguyên nhân chính xác và cụ thể nhất. Yếu tố di truyền và môi trường được xem là tác nhân phổ biến nhất dẫn đến tim bẩm sinh, cụ thể bao gồm:

Gen di truyền

Với các dị tật bẩm sinh ở trẻ thì di truyền được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nếu trẻ có nguy cơ cao bị tim bẩm sinh trong gia đình có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh. Kể cả khi bố mẹ không bị bệnh nhưng có mang gen bệnh thì trẻ vẫn có khả năng cao bị tim bẩm sinh.

Môi trường

Mẹ bị nhiễm độc trong thời gian mang thai là sẽ rất dễ khiến trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Các loại thuốc kích thích, rượu, bia, thức uống có cồn, ma túy hay một số loại thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ đều gây tác động xấu đến thai nhi đang phát triển.

Các chất kích thích là nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Ngoài ra, mẹ sống hoặc làm việc trong môi trường có chứa tia X, chất phóng xạ, hóa chất độc hại cũng có thể khiến thai bị nhiễm và gây ra tim bẩm sinh.

Mẹ mắc bệnh khi mang thai

Ngoài hai yếu tố trên thì nếu trong quá trình mang thai, mẹ mắc các bệnh như Rubella, Herpes, Cytomegalo,... đặc biệt là ở giai đoạn ba tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra nếu mẹ bị tiểu đường, lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể ảnh hưởng khiến thai bị dị tật bẩm sinh.

3. Phân loại tim bẩm sinh

Có nhiều cách phân loại tim bẩm sinh khác nhau, tuy nhiên, hai cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào sự lưu thông của luồng máu hoặc dựa vào biểu hiện tím tái của da.

Dựa vào biểu hiện điển tím tái trên da, người ta chia bệnh tim bẩm sinh làm hai nhóm:

Bệnh tim bẩm sinh tím

Tứ chứng Fallot là trường hợp điển hình và gặp nhiều nhất ở nhóm bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện da tím tái do máu không cung cấp đủ oxy. Nhóm này thường gặp các bệnh phổ biến bao gồm: Hẹp đường thất thoát phải, thông liên thất, đảo gốc động mạch,...

Bệnh sẽ có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài sau khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi, có thể đi kèm với một số bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng down, hở hàm ếch,...

Bệnh tim bẩm sinh không tím

Bệnh ở nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tuy nhiên các biến chứng hoặc mức độ nguy hiểm thấp hơn so với bệnh tim bẩm sinh tím. Nhóm bệnh này gồm các dạng: thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, tim ba buồng nhĩ, hẹp van động mạch chủ, hẹp phổi bẩm sinh, hở van hai lá,...

Vào giai đoạn mới sinh, trẻ thường không có biểu hiện rõ ràng khi bị mắc các bệnh tim bẩm sinh thuộc nhóm này. Nếu có biểu hiện thì thường thấy trẻ khóc ít hơn, bú ít hơn hoặc khả năng bú kém do không đủ sức, trẻ chậm phát triển về thể chất hơn so với trẻ bình thường. Các trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện thở gấp, nông, có nguy cơ cao bị suy tim.

Bệnh tim bẩm sinh không tím thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu

Dựa vào tính chất lưu thông của các luồng máu, người ta chia tim bẩm sinh ra thành các loại chính:

Luồng máu lưu thông từ trái sang phải

Thường gặp ở các bệnh: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, dò động mạch, vỡ túi phình động mạch,...

Luồng máu lưu thông từ phải sang trái và ít máu lên phổi

Thường gặp ở các bệnh như: tam chứng - tứ chứng - ngũ chứng Fallot, teo van động mạch phổi, teo van ba lá, sa van ba lá,...

Luồng máu lưu thông từ phải sang trái và nhiều máu lên phổi

Thường gặp ở các bệnh như chuyển gốc động mạch, thân chung động mạch, tâm thất độc nhất, hội chứng Taussig-Bing,...

Bệnh không có luồng máu lưu thông

Thường gặp ở các bệnh như tăng áp động mạch phổi nguyên phát, hẹp động mạch phổi đơn thuần, hẹp động mạch chủ, hẹp van động mạch,...

4. Ý nghĩa chụp CT trong chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh tim

Có nhiều phương pháp để phát hiện sớm các bệnh lý tim bẩm sinh hiện nay. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép các bác sĩ quan sát được chi tiết, cụ thể và rõ ràng tất cả các bất thường của tim và nhất là các mạch lớn mà siêu âm hay X-quang không thể hiện được.

Chụp CT là kỹ thuật sử dụng tia X quét qua hệ thống tim mạch và cho hình ảnh cắt lớp của từng bộ phận cần khảo sát nhờ đó mà các bác sĩ có thể quan sát được các cấu trúc bên trong của tim, mạch máu và các bộ phận lân cận.

Thông thường, trong các trường hợp bệnh lý sau, bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp CT tim:

  • Các trường hợp nghi ngờ có vấn đề ở tim, dị tật hay chẩn đoán lâm sàng ban đầu mắc bệnh tim bẩm sinh và cần các thực hiện kỹ thuật chụp CT để kiểm tra.

  • Các mảng lipid tích tụ gây tắc nghẽn động mạch vành hoặc cản trở quá trình lưu thông của máu.

  • Cục máu đông hình thành trong buồng tim hoặc các vị trí khác của mạch máu.

  • Các bất thường, khiếm khuyết hoặc tổn thương một trong bốn van chính của tim hay khối u hình thành trong tim hoặc trên màn tim.

MEDLATEC là địa chỉ chụp CT cho kết quả rõ nét, chính xác

Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Nếu bạn đang tìm một cơ sở để kiểm tra sức khỏe trái tim hay để thực hiện kỹ thuật chụp CT thì có thể liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là một trong những nơi luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Hơn nữa, với công nghệ chụp CT 128 dãy hiện đại, MEDLATEC đảm bảo sẽ kiểm tra sức khỏe tim mạch của bạn một cách an toàn và chính xác nhất. Gọi ngay cho chúng tôi thông qua số hotline: 1900 565656 khi có nhu cầu bạn nhé!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.