Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh rụng tóc mảng là gì? Khắc phục như thế nào?
- 23/09/2022 | Hướng dẫn khắc phục tình trạng tóc nhiều gàu bằng những cách đơn giản
- 26/09/2022 | Hạn chế tình trạng rụng tóc ở nữ bằng những phương pháp nào?
- 10/10/2022 | Mẹ bầu rụng tóc khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục
1. Bệnh rụng tóc mảng là gì?
Rụng tóc mảng là một biểu hiện rất đáng ngại của người bệnh. Tóc không rụng từng sợi như thông thường mà rụng với số lượng nhiều, rụng thành mảng. Đây có thể là biểu hiện về bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan.
Biểu hiện của rụng tóc mảng
Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh rụng tóc mảng là tóc rụng thành từng mảng nhỏ ở trên đầu. Mảng rụng này có thể lớn hoặc bé khác nhau. Đôi khi không chỉ tóc rụng mà lông ở các bộ phận khác trên cơ thể cũng có dấu hiệu rụng theo. Điển hình là rụng lông mi, lông mày, rụng cả râu,…
Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian ngắn. Tóc rụng ở chỗ này mọc lại thì rụng tiếp ở mảng khác. Từ đó hình thành các mảng hói trên đầu. Phần da sau khi rụng tóc thường nhẵn bóng và không có dấu hiệu nổi mẩn. Trong thời gian bị rụng tóc, móng chân, móng tay cũng thường giòn và dễ gãy.
Bệnh rụng tóc mảng là nỗi ám ảnh của cả nam và nữ
Các kiểu rụng tóc mảng
Ở mỗi người, biểu hiện rụng tóc mảng có thể khác nhau. Nguyên nhân khác nhau thì biểu hiện rụng tóc mảng cũng không giống nhau. Nhưng về cơ bản có các dạng sau:
-
Rụng tóc toàn đầu: Bệnh nhân bị rụng toàn bộ tóc ở trên đầu, da đầu hói.
-
Rụng tóc toàn thân: Bệnh nhân không chỉ rụng tóc mà còn rụng lông toàn thân.
-
Tóc rụng từng mảng nhỏ: Tóc có thể rụng thành từng mảng nhỏ trên đầu, hình thành nên những vết hói trên da đầu.
Tùy thuộc theo nguyên nhân khởi phát mà tình trạng rụng tóc ở mỗi người sẽ khác nhau và mức độ nặng nhẹ khác nhau.
2. Tại sao bị rụng tóc mảng?
Tình trạng rụng tóc mảng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Do cơ chế tự miễn dịch
Cơ chế tự miễn dịch trong cơ thể có sự nhầm lẫn. Có nghĩa là hệ miễn dịch nhầm tưởng tế bào khỏe mạnh với các tế bào lạ khác. Từ đó cơ chế tự miễn dịch “tiêu diệt” luôn cả tế bào khỏe mạnh. Trong khi đó, tế bào kích thích mọc tóc là một trong những tế bào sản sinh nhanh và mạnh nên cũng bị diệt nhầm, khiến nang tóc không phát triển bình thường được nữa nên bị rụng. (Điều này cũng giải thích vì sao khi truyền hóa chất trị ung thư người bệnh thường bị rụng tóc. Do hóa chất sẽ diệt các tế bào phát triển mạnh là tế bào ung thư và cả các tế bào khác trong cơ thể).
Do bệnh lý hoặc môi trường
Có trường hợp rụng tóc mảng do bệnh lý nền trong cơ thể. Thường gặp ở những người bị tiểu đường type 1 hoặc bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Cũng có nguyên nhân là do di truyền. Và nguyên nhân khác là do môi trường sống tác động đến “sức khỏe” của mái tóc, nhất là việc sử dụng hóa chất có hại.
Bệnh rụng tóc mảng do nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Tình trạng rụng tóc mảng ở từng đối tượng
Ở mỗi đối tượng người bệnh thì rụng tóc mảng sẽ có những biểu hiện khác nhau: Đối với nam giới: Nam giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bị bệnh rụng tóc mảng. Đây chính là lý do khiến nhiều người đàn ông bị hói đầu từ sớm, nhất là những ai có người nhà từng bị tình trạng này. Tóc rụng ở đầu và kèm theo rụng cả lông trên ngực, trên mặt, lưng,…
Đối với nữ giới: rụng tóc mảng là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ bởi tình trạng này gây mất thẩm mỹ rất lớn. Kèm với rụng tóc là chứng rụng lông mi, lông mày.
Ở trẻ em: Cũng có trường hợp trẻ nhỏ bị rụng tóc thành mảng, nguyên nhân không rõ ràng và cũng không hẳn là do di truyền. Trẻ bị rụng tóc mảng thường kèm theo khuyết tật về móng tay và chân, thường là rỗ hoặc tổn thương móng.
Rụng tóc mảng gặp phải ở cả nam và nữ
4. Điều trị rụng tóc mảng như thế nào?
Căn bệnh này gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hướng điều trị cũng được xác định theo từng trường hợp:
Điều trị rụng tóc mảng với người tự miễn dịch
Với những trường hợp rụng tóc mảng do cơ chế tự miễn dịch thì gần như không có phương pháp điều trị. Người bệnh xác định phải sống chung với tình trạng này. Khả năng phục hồi tóc sau khi bị rụng cũng tùy thuộc ở từng người. Nếu bệnh khởi phát ở độ tuổi quá trẻ, rụng quá nhiều, móng tay cũng thay đổi thì việc phục hồi rất khó khăn.
Chẩn đoán nguyên nhân gây rụng tóc để điều trị
Ngoài nguyên nhân tự miễn dịch thì bác sĩ có thể khám để tìm ra nguyên nhân. Phương pháp thường dùng là sinh thiết da đầu nhằm phát hiện tình trạng nấm, bệnh da đầu,… Cùng các phương pháp khác để xác định rõ nguyên nhân từ đâu. Từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.
Rụng tóc mảng là căn bệnh khó điều trị
Điều trị rụng tóc bằng thuốc
Với những trường hợp xác định được nguyên nhân gây rụng tóc không phải cơ chế tự miễn thì bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị như:
-
Thuốc corticoid: Loại thuốc chống viêm để loại trừ bệnh, nấm da đầu, tuy nhiên không nên sử dụng lâu dài.
-
Minoxidil (Rogaine): Phương pháp điều trị lâu dài và hiệu quả không thể khẳng định được với tất cả mọi bệnh nhân.
-
Liệu pháp miễn dịch tại chỗ: Sử dụng hoá chất giúp để tạo phản ứng dị ứng, kích thích tóc mọc trở lại. Biện pháp này không an toàn với tất cả mọi người vì có thể gây kích ứng.
Để tránh tình trạng rụng tóc mảng thêm trầm trọng, ngoài áp dụng các liệu pháp điều trị theo chỉ định thì người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý chăm sóc tóc. Không nhuộm tóc và không dùng hóa chất đối với tóc. Nên gội sạch thường xuyên và chải đầu nhẹ nhàng, tránh kích thích quá mạnh khiến chân tóc yếu, rụng. Tăng cường các thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin tốt cho sức khỏe và tốt cho mái tóc.
Nếu bạn đang đau đầu về vấn đề rụng tóc mảng hãy đừng chủ quan mà đi khám ngay. Khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi hội tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị các chứng bệnh nghiêm trọng về da, tóc. Đây là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Hãy liên hệ với Bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ nhanh nhất miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!