Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh viêm xương tủy có thể điều trị dứt điểm được hay không?
- 11/12/2021 | Tìm hiểu về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị viêm tủy xương hiệu quả
- 09/06/2021 | Bỏ túi mọi thông tin cần nhất liên quan đến bệnh đa u tủy xương
- 16/12/2021 | Sinh thiết tủy xương là gì, quy trình thực hiện như thế nào?
- 27/07/2021 | Giải đáp thắc mắc: Sinh thiết tủy xương có đau không?
1. Bệnh viêm tủy xương
Trên thực tế, rất ít người quan tâm và hiểu rõ về căn bệnh này, đây là một dạng bệnh nhiễm khuẩn xảy ra ở xương, tủy xương và mô mềm ở xung quanh xương. Thông thường, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ tận dụng cơ hội và tấn công vào cơ thể lúc bạn bị gãy xương hoặc bị thương ngoài da, mắc bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, vi khuẩn gây tình trạng viêm tủy xương có khả năng phát triển cực kỳ nhanh chóng khi xâm nhập vào cơ thể, đó là lý do vì sao căn bệnh này lại chuyển biến với tốc độ nhanh và theo chiều hướng xấu đi.
Bệnh viêm tủy xương chuyển biến xấu với tốc độ nhanh chóng
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm da nên chăm sóc sức khỏe cẩn thận, bởi vì vi khuẩn có thể thông qua vùng da tổn thương, cơ, dây chằng đang nhiễm trùng để xâm nhập vào xương. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, chúng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Thậm chí, tình trạng viêm ở tủy xương có khả năng xảy ra sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng ở một số bộ phận trên cơ thể và không chăm sóc cẩn thận. Vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này thâm nhập vào cơ thể và các tủy xương thông qua đường máu và gây ra nhiều diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, một số bệnh nhân sau khi trải qua ca phẫu thuật xương cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, ca phẫu thuật này thường diễn ra khi người bệnh bị chấn thương nghiêm trọng liên quan tới xương khớp. Tốt nhất mọi người nên chăm sóc sức khỏe cẩn thận sau khi điều trị để hạn chế nguy cơ mắc viêm tủy xương.
2. Nhận biết triệu chứng điển hình của bệnh viêm tủy xương
Trên thực tế, căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, thậm chí nhiều trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 - 16 cũng có nguy cơ mắc bệnh. Để tìm ra phương án điều trị hiệu quả nhất, chúng ta cần xác định mức độ viêm nhiễm của tủy xương thông qua một số triệu chứng đặc trưng. Hiện nay, các bác sĩ chia bệnh viêm tủy xương thành hai dạng chính, đó là dạng cấp tính và mạn tính.
Bệnh có thể xảy ra tại nhiều vị trí trên cơ thể
2.1. Đối với bệnh nhân viêm tủy xương cấp tính.
Nếu mắc bệnh ở dạng cấp tính, tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở rất nhiều vị trí, đặc biệt là khu vực có xương mềm, tủy đỏ hoặc đầu xương dài,… Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường tại đây, mọi người nên theo dõi sát sao và đi điều trị càng sớm càng tốt.
Đa phần bệnh nhân nhiễm trùng tủy xương cấp tính sẽ cảm thấy đau nhức xương khớp tại khu vực viêm nhiễm tủy xương. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi bạn di chuyển, vận động và gây không ít cản trở tới sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng trên toàn cơ thể thông qua biểu hiện: sốt cao, xuất hiện nhiều khu vực sưng mủ,… Nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát kịp thời nên ổ áp xe hình thành và gây đau đớn, kèm mùi khó chịu và rất mất thẩm mỹ.
Việc điều trị bệnh viêm nhiễm tủy xương cấp tính là vô cùng cần thiết, nếu không nhiều biến chứng xấu có thể xảy ra. Đa phần bệnh nhân viêm tủy xương cấp tính sẽ gặp phải vấn đề liên quan tới viêm nhiễm đường hô hấp trên do chủ quan, không điều trị kịp thời.
2.2. Đối với bệnh nhân viêm tủy xương mạn tính
So với viêm nhiễm tủy xương cấp tính, giai đoạn mạn tính sẽ không có quá nhiều triệu chứng viêm toàn thân. Trong giai đoạn này, dịch mủ sẽ chảy từ lỗ rò của xương tới bề mặt da và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn.
Chính vì thế, tình trạng nhiễm khuẩn tủy xương mạn tính khá nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Lúc này, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn và không đem lại hiệu quả cao. Tốt nhất, chúng ta nên chăm sóc và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn cấp tính để bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng phục hồi.
Triệu chứng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng
3. Giải đáp thắc mắc: bệnh viêm tủy xương có thể điều trị dứt điểm hay không?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bệnh viêm tủy xương có thể điều trị dứt điểm hay không? Nhìn chung, khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh. Để xác định phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng, trước tiên bác sĩ sẽ sử dụng những kĩ thuật chẩn đoán như sinh thiết xương, chụp X-quang, MRI, cấy máu và thực hiện một số xét nghiệm khác,…
Mục đích chính của việc điều trị để bảo vệ xương, mô xung quanh khỏi nguy cơ tổn thương, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn điều trị sớm, tuân thủ theo phác đồ, kết hợp sinh hoạt, ăn uống điều độ, tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt, thậm chí bệnh nhân có cơ hội phục hồi hoàn toàn.
Bác sĩ cần xác định tình trạng viêm tủy xương của người bệnh
Hầu hết bệnh nhân viêm tủy xương đều được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao ngay từ đầu để diệt khuẩn nhanh chóng, kiểm soát sự phát triển của bệnh. Đặc biệt, thuốc kháng sinh sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch để nâng cao hiệu quả điều trị, thông thường một giai đoạn trị bệnh sẽ kéo dài khoảng từ 4 - 6 tuần hoặc lâu hơn đối với bệnh nhân nặng.
Trong trường hợp tủy xương nhiễm trùng nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ phần xương chết. Để thay thế xương chết đã cắt bỏ, người ta sẽ dùng một số loại vật liệu nhân tạo có khả năng kích thích tế bào xương mới hình thành, phát triển. Nhìn chung điều trị bệnh viêm nhiễm tủy xương là cả một quá trình, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, kèm theo chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, điều độ.
Truyền kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến
Hy vọng rằng qua bài viết này mọi người đã hiểu về căn bệnh viêm tủy xương cũng như các phương pháp điều trị. Bệnh nhân sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng nếu phát hiện và điều trị bệnh từ những giai đoạn đầu tiên.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!