Các tin tức tại MEDlatec
Bị sỏi thận uống gì cho hết - 6 loại nước không nên bỏ qua!
- 01/08/2023 | Thuốc trị sỏi thận và những điều không thể bỏ qua khi sử dụng
- 31/07/2023 | Hiểu rõ về các loại sỏi thận: nguyên nhân và hướng điều trị
- 31/07/2023 | Mổ nội soi sỏi thận: giải pháp hiệu quả cho vấn đề sỏi thận
- 27/08/2024 | Cách trị sỏi thận tại nhà và những lưu ý khi áp dụng
- 15/09/2024 | Biểu hiện bệnh sỏi thận và cách đi tiểu ra sỏi ngay tại nhà
1. Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận
Thận là cơ quan lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu các chất này không hoà tan trong nước tiểu sẽ gây ra tình trạng lắng đọng và hình thành sỏi trong thận. Những nguyên nhân gây ra sỏi thận có thể là:
● Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý về tiêu hoá có thể khiến cơ thể giảm hấp thu khoáng chất dẫn đến tình trạng lắng đọng ở thận.
● Tính acid trong nước tiểu giảm do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiểu, sinh dục gây ảnh hưởng đến độ hoà tan các chất và hình thành sỏi.
● Chế độ ăn quá nhiều muối, chất đạm và dầu mỡ hoặc thường xuyên ăn các loại thực phẩm có gốc muối, điển hình là oxalat trong môn, cần tây, cải, rau muống,… gây cản trở tuần hoàn ở thận.
● Uống quá ít nước mỗi ngày làm giảm chức năng lọc của thận, nước tiểu đặc, nồng độ ion và khoáng cao sẽ dễ hình thành sỏi.
● Nhịn tiểu thường xuyên khiến nước tiểu tích tụ đầy trong bàng quang, bể thận cùng với đó là tình trạng tích tụ khoáng chất và nguy cơ tạo ra sỏi.
● Gia đình có người từng sỏi thận thì khả năng bạn mắc bệnh cao hơn người bình thường.
● Nguyên nhân khác: Dị tật đường tiết niệu, một số loại thuốc điều trị như thiazide, theophylline,… cũng có khả năng hình thành sỏi trong thận.
Sỏi hình thành do các chất cặn bã không hoà tan và tích tụ trong thận
Thời gian đầu, khi kích thước các viên sỏi còn nhỏ, hầu hết người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng khi kích thước lớn hơn, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau kèm theo tình trạng đi tiểu ra máu hoặc mủ. Phẫu thuật nội soi, mổ hở hay tán sỏi đều là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vì sợ đau mà nên tìm kiếm phương pháp điều trị khác. Từ đó nảy sinh ra nghi vấn: “Bị sỏi thận uống gì cho hết?”.
2. Bị sỏi thận uống gì cho hết?
Sự quan trọng của việc uống đủ nước là không thể bàn cãi. Đối với những người bị sỏi thận, việc uống nước thích hợp có thể giúp loại bỏ sỏi một cách tự nhiên và hiệu quả. Vậy bị sỏi thận uống gì cho hết? Dưới đây là một số gợi ý về loại nước bạn nên uống khi bị sỏi thận:
Nước tinh khiết
Nước tinh khiết là lựa chọn tốt nhất cho việc giảm sỏi thận. Nước tinh khiết không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn làm sạch niệu quản và hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi thận. Đối với những người bị sỏi thận, cần uống ít nhất 8 - 10 ly nước tương đương 2 - 3 lít nước lọc mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể và giúp loại bỏ sỏi thận một cách tự nhiên.
Nước chanh
Nước chanh là một lựa chọn phổ biến để giảm sỏi thận. Chanh chứa axit citric, giúp hòa tan các tinh thể muối và khoáng chất trong thận. Nhờ đó mà uống nước chanh đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm kích thước sỏi trong thận, việc tống sỏi ra ngoài cũng dễ dàng hơn. Uống nước chanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.
Bị sỏi thận uống gì cho hết? - Nước chanh
Nước dứa
Nước dứa không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận. Dứa có chứa enzyme bromelain và lượng acid citric dồi dào có tác dụng hạn chế quá trình tích tụ của các chất độc hại trong thận. Đồng thời, nước dứa cũng làm tăng lượng nước tiểu và kháng vi khuẩn, kích thích hệ tiêu hoá và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi mới.
Nước ép lựu đỏ
Lựu đỏ là loại trái cây giàu, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, chất chống oxy hóa và axit ellagic có trong lựu đỏ có thể giúp ngăn chặn quá trình kết tủa chất trong thận. Hơn nữa, nước lựu đỏ còn có tác dụng làm sạch niệu quản và giảm nguy cơ tái phát sỏi thận. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ không nên uống quá nhiều nước ép lựu sẽ gây ra những tác dụng ngược đến sức khoẻ như hạ huyết áp, rối loạn chuyển hoá,...
Nước ép lựu đỏ có thể giúp ngăn chặn quá trình hình thành sỏi thận
Nước râu ngô
Râu ngô là một loại thuốc Đông y có tính lợi tiểu. Nước râu ngô có tác dụng hỗ trợ đi tiểu dễ dàng, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu liên tục. Khi đó, các chất cặn bã cũng sẽ theo nước tiểu ra ngoài, ngăn chặn khả năng hình thành sỏi. Bạn có thể nấu nước râu ngô và uống nhiều lần trong ngày để nhanh chóng loại bỏ sỏi thận.
Nước dừa
Nước dừa là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai biết nước dừa còn có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân bị sỏi thận. Những công dụng tuyệt vời của nước dừa là:
● Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
● Lợi tiểu, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm,… ngăn chặn được tình trạng tích tụ các chất độc hại dẫn đến hình thành sỏi thận.
● Thành phần chất khoáng và vitamin trong nước dừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần uống nước dừa với một lượng vừa phải, mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 - 2 quả. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người có huyết áp thấp hoặc thừa cân, béo phì thì cần thận trọng khi uống nước dừa.
Trên đây là những giải đáp của MEDLATEC về vấn đề bị sỏi thận uống gì cho hết. Ngoài việc uống đủ nước, bạn còn cần phải chú ý đến việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và khám sức khỏe định kỳ để theo tình trạng bệnh lý. Các loại nước có gas, rượu, bia sẽ không cho hiệu quả điều trị sỏi thận mà ngược lại còn gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn cần tránh những loại thức uống này.
Nếu bạn có biểu hiện nghi ngờ sỏi thận thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra
Nếu nghi ngờ bị sỏi thận, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị cũng như lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn. Bạn có thể liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ bị sỏi thận qua hotline: 1900 565656. Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tiếp nhận cuộc gọi và giải đáp nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!