Các tin tức tại MEDlatec
Biến chứng tăng huyết áp xảy ra với người bệnh là gì?
- 03/12/2022 | Những món ăn làm tăng huyết áp nên tránh
- 05/10/2022 | Cảnh báo tình trạng tự ý điều trị tăng huyết áp gây hậu quả khôn lường
- 01/10/2022 | Chuyên gia tư vấn: Uống cà phê có tăng huyết áp không?
1. Thông tin về tăng huyết áp
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng xảy ra khi áp lực các dòng chảy của máu lên thành động mạch có xu hướng cao và liên tục. Theo WHO, độ tăng huyết áp được phân loại như sau:
-
Tăng huyết áp độ I: có mức huyết áp tâm trương là 90 - 99 mmHg hoặc huyết áp tâm thu trong khoảng 140 - 159 mmHg.
-
Tăng huyết áp độ II: với mức huyết áp tâm trương trong khoảng 100 - 109 mmHg hoặc 160 - 179 mmHg với huyết áp tâm thu.
-
Tăng huyết áp độ 3: xảy ra khi huyết áp tâm trương đạt mức ≥ 110 mmHg và huyết áp tâm thu đạt khoảng ≥ 180 mmHg.
-
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: xảy ra khi huyết áp đạt mức tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu ở mức < 90 mmHg.
Tăng huyết áp là tình trạng xảy ra phổ biến với người già, người cao tuổi
2. Các biến chứng tăng huyết áp xảy ra với người bệnh
Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng bệnh lý là không rõ ràng, do đó người bệnh thường chủ quan và không phát hiện kịp thời. Đặc biệt là dễ gây ra các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm như:
Suy tim
Khi tình trạng cao huyết áp xảy ra, suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà người bệnh có thể gặp phải. Nguyên nhân là do tim cần co bóp liên tục với công suất cao hơn để có thể bơm máu ra tới mạch ngoại biên. Khi tình trạng này kéo dài, cơ tim có xu hướng phì đại, khả năng đàn hồi kém hơn so với bình thường, các chức năng bơm hút máu về tim giảm mạnh.
Tăng huyết áp có thể gây ra biến chứng suy tim cho người bệnh
Bên cạnh nguy cơ bị suy tim, người bệnh cũng có thể gặp phải các bệnh lý hay vấn đề về tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,...
Các vấn đề liên quan tới động mạch ngoại biên
Huyết áp tăng thường xuyên khiến các động mạch ngoại biên như động mạch chi trên - dưới, động mạch cảnh, động mạch thận bị ảnh hưởng. Theo thời gian trở nên cứng, xơ vừa và vôi hóa, thậm chí là tắc nghẽn.
Biến chứng tăng huyết áp này khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức, tê bì chân tay, di chuyển mất nhiều sức, hoặc không thể di chuyển trong thời gian dài được.
Biến chứng tăng huyết áp tại mắt
Người bị cao huyết áp có nguy cơ gặp các biến chứng tăng huyết áp tại mắt với bệnh lý võng mạc. Nguyên nhân là do các mạch máu tại võng mạc bị tổn thương. Các mạch máu này thường có xu hướng bị co thắt hoặc phù nề, hình dạng bất thường. Nặng nhất có thể xảy ra tình trạng xuất huyết võng mạc khiến người bệnh nhìn mờ hoặc không thể nhìn thấy nữa.
Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây ra biến chứng võng mạc
Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bị cao huyết áp cần đi kiểm tra mắt định kỳ để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường và kịp thời phát hiện.
Bóc tách và phình động mạch chủ
Bóc tách hoặc phình động mạch chủ có thể xảy ra với người bị cao huyết áp dưới ảnh hưởng của áp lực lên thành động mạch. Phình động mạch xảy ra khi kích thước động mạch chủ là >45mm. Trong trường hợp kích thước tăng lên > 55mm, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời hoặc tiến hành đặt stent động mạch.
Để theo dõi thường xuyên nguy cơ gặp phải biến chứng tăng huyết áp này, người bệnh cần chủ động kiểm tra, tiến hành siêu âm tim hoặc chụp CT cho động mạch chủ.
Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra khi cao huyết áp không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng tăng huyết áp này thường gặp phổ biến ở người già, người cao tuổi. Tình trạng này cũng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về về não bộ khác như Alzheimer.
Các biến chứng khác
Huyết áp cao cũng gây ra các vấn đề khác như:
-
Rối loạn cương dương ở nam giới.
-
Bệnh lý tiểu đường.
-
Các bệnh lý liên quan đến thận.
3. Cách phòng ngừa tăng huyết áp cho người bệnh
Với những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe mà tăng huyết áp gây ra, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
-
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các yếu tố như giảm ăn mặn, ưu tiên sử dụng hoa quả và rau củ xanh, hạn chế sử dụng các thực phẩm với hàm lượng cao chất béo bão hòa,..
-
Tăng cường các vận động thể dục, thể chất. Với người cao tuổi có thể duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như tập thiền, yoga, dưỡng sinh, đi bộ,...
-
Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ ngọt hoặc sử dụng các chất kích thích.
-
Có thể độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
-
Giảm các căng thẳng, stress kéo dài.
-
Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu bạn đang gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân.
-
Thường xuyên thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Biến chứng tăng huyết áp có thể xảy ra với người bệnh khi bệnh lý không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, để tránh các rủi ro có thể xảy ra, người bị cao huyết áp cần chủ động kiểm tra và nắm bắt tình trạng sức khỏe một cách định kỳ. Đồng thời thực hiện các điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Khi có nhu cầu thực hiện các thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ hay cần chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng. MEDLATEC luôn cung cấp những dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, chính xác nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh. Đặc biệt, Bệnh viện và các phòng khám còn làm việc cả thứ 7, chủ nhật và Lễ Tết giúp khách hàng có thể sắp xếp linh động thời gian khám.
Khi có nhu cầu được tư vấn chi tiết về các dịch vụ hay đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện, quý khách hãy gọi ngay 1900 56 56 56 để chủ động đặt lịch khám.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!