Các tin tức tại MEDlatec

Bỏ túi 5 mẹo chữa zona thần kinh tại nhà ít ai biết

Ngày 09/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Zona thần kinh gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho người bệnh, đồng thời, ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, diện mạo. Do đó, nhiều người quan tâm đến các mẹo chữa zona thần kinh tại nhà để làm thuyên giảm triệu chứng. Những mẹo chữa zona thần kinh tại nhà dưới đây có thể giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh.

1. Sơ lược về zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra. Người lớn tuổi, người bị ung thư đang điều trị, người vừa mới phẫu thuật, người có hệ miễn dịch suy yếu,… có nguy cơ mắc bệnh lý này. Để áp dụng mẹo chữa zona thần kinh tại nhà cho hiệu quả, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, bao gồm:

  • Người bị sốt, đau nhức, ớn lạnh và mệt mỏi. Triệu chứng ban đầu này khá giống với nhiễm siêu vi thông thường. 
  • Vùng da bị bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và rất đau, một số người bị đau dữ dội. 
  • Xuất hiện mụn nước trên da, mọc thành từng chùm, từng mảng hoặc dọc theo đường đi của dây thần kinh. Mụn nước chứa dịch, đụng vào gây đau và dễ vỡ.
  • Sau 3 - 4 ngày, mụn nước xẹp xuống, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể hình thành sẹo.
  • Trường hợp nặng thì zona thần kinh còn lan rộng và gây đau cho các vùng mặt, cổ, eo, chân, tay, mông, đùi,… và nổi hạch ở những vùng lân cận, gần với nơi nổi mụn nước. 
  • Các biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh bao gồm tổn thương mắt, mất thính giác, viêm phổi, viêm não, viêm tủy sống,… 

Zona thần kinh với biểu hiện bệnh là các mụn nước mọc từng mảng, ngứa rát 

2. Mẹo chữa zona thần kinh tại nhà

Nếu tình trạng bệnh không nặng và cơ địa người bệnh không quá nhạy cảm thì có thể áp dụng các mẹo chữa zona thần kinh tại nhà sau.

Chườm lạnh

Dưới tác dụng của hơi lạnh, các tế bào bị viêm sưng sẽ teo lại, đồng thời, dây thần kinh vùng da tổn thương bị ức chế nên làm thuyên giảm cảm giác đau. Đó là lý do để chữa zona thần kinh, nhiều người thực hiện chườm lạnh bằng đá hoặc đắp khăn lạnh. Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút hoặc đến khi hết cảm giác đau. 

Thoa tinh dầu

Có rất nhiều loại tinh dầu có tác dụng ngăn chặn và ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Do đó, nếu zona thần kinh, bạn có thể sử dụng các tinh dầu để chữa bệnh.

  • Tinh dầu tràm: Hầu hết các bệnh lý về da đều được cải thiện khi sử dụng tinh dầu tràm bởi tinh dầu này có đặc tính kháng khuẩn mạnh, chống viêm, giảm kích ứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi của da.
  • Tinh dầu khuynh diệp: Không chỉ là tinh dầu được tin dùng cho trẻ em, giúp phòng và trị bệnh hô hấp, tinh dầu khuynh diệp còn có tác dụng trị zona thần kinh và các bệnh viêm da do đặc tính khuẩn khuẩn, chống viêm mạnh.
  • Tinh dầu ô liu: Thành phần dưỡng chất đa dạng, đặc biệt là vitamin A và E dồi dào trong tinh dầu ô liu giúp cho vùng da bị tổn thương được dịu nhẹ, mau lành, thuyên giảm tình trạng ngứa rát và viêm loét. 
  • Tinh dầu hoa cúc La Mã: Không chỉ có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh, tinh dầu hoa cúc La Mã còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp vết viêm loét mau phục hồi. 

Thoa tinh dầu là một trong những mẹo chữa zona thần kinh tại nhà an toàn

Bôi mật ong và dầu dừa

Đây không chỉ là mẹo chữa zona thần kinh tại nhà mà còn là cách chăm sóc da được nhiều người ưa chuộng. Bạn chuẩn bị mật ong nguyên chất và dầu dừa nguyên chất rồi trộn theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thoa lên vùng da cần điều trị rồi để im trong 20 - 30 phút. Cuối cùng là rửa lại da với nước sạch. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm; còn dầu dừa giúp cấp ẩm cho da. Thực hiện 2 ngày/ lần và kiên trì đến khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Đắp bột quế và sữa tươi không đường

Bạn trộn 2 - 3 thìa cà phê bột quế với lượng sữa tươi không đường vừa đủ, tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vùng da tổn thương. Bột quế có đặc tính kháng khuẩn, còn sữa tươi có khả năng tẩy tế bào chết và tăng cường miễn dịch cho da. Nhờ đó, hỗ trợ điều trị zona thần kinh hiệu quả. Mỗi tuần, bạn nên thực hiện 2 - 3 lần.

Sử dụng cây nhọ nồi

Trong Đông y, cây nhọ nồi hay cây cỏ mực có tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh zona thần kinh. Cách chữa bệnh zona thần kinh bằng cây nhọ nồi như sau: Rửa sạch cây với nước muối loãng rồi để ráo nước, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ, đem đi xay nhuyễn. Lọc lấy nước bôi lên vùng da cần điều trị, kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 - 4 lần để mang lại hiệu quả.

Nước cốt cây nhọ nồi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trị zona thần kinh

3. Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa zona thần kinh tại nhà

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ thì khi thực hiện mẹo chữa zona thần kinh tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu cẩn thận. Nếu cần sơ chế thì phải sơ chế kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Kết hợp vệ sinh vùng da mỗi ngày bằng nước ấm và nước muối loãng. Không sử dụng sữa tắm hay mỹ phẩm vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng và khiến bệnh nghiêm trọng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Ở những vùng da bị zona thì nên hạn chế tiếp xúc với quần áo.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh, chăm sóc da
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,… 
  • Khi cơ thể đang bị nổi mụn nước thì nên hạn chế tiếp xúc với người khác. 

Trước và sau khi chăm sóc da bị zona thần kinh, cần rửa tay sạch sẽ 

Trường hợp bị zona thần kinh nặng, các triệu chứng không thuyên giảm thì cần đi khám chuyên khoa. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp, thường là sử dụng thuốc uống và thuốc bôi. Bạn cần dùng thuốc đúng hướng dẫn để bệnh mau chóng hồi phục và không để lại biến chứng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.