Các tin tức tại MEDlatec
Bung nút nhầy bao lâu thì vỡ ối và dấu hiệu sắp sinh chị em đừng bỏ qua
- 09/07/2022 | Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu không nên bỏ qua
- 01/03/2024 | Nhận biết 8 dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tốt nhất cho ngày đón bé yêu chào đời
- 01/10/2023 | Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không?
- 17/04/2025 | Bụng tụt bao lâu thì sinh? Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần biết
1. Nút nhầy tử cung có vai trò quan trọng như thế nào?
Nút nhầy tử cung là một khối được hình thành bởi nhiều chất dịch đặc sệt, bám chắc ở cổ tử cung, có nhiệm vụ đóng kín cổ tử cung, từ đó đảm bảo môi trường của tử cung luôn kín và an toàn. Ngay từ khi thụ thai, nút nhầy tử cung đã được hình thành và dần hoàn thiện trong những tháng tiếp theo của thai kỳ.
Mẹ bầu không nên chủ quan với những thay đổi bất thường
Nhiệm vụ của nút nhầy là ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng và những tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
2. Bung nút nhầy bao lâu thì vỡ ối?
Hiện tượng bong nút nhầy xảy ra khi tử cung co thắt. Lúc này, nút nhầy sẽ bung ra và di chuyển ra bên ngoài theo đường âm đạo. Bung nút nhầy chính là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần chú ý. Khi nút nhầy bung ra, cổ tử cung sẽ mềm ra, mở rộng hơn, giúp mẹ bầu bước vào cuộc chuyển dạ một cách dễ dàng hơn.
Nút nhầy này thường bong ra dần dần khi mẹ bầu sắp sinh, thường từ 37-40 tuần. Tùy thuộc vào từng mẹ bầu, thời gian bong nút nhầy sẽ khác nhau.
Hiện tượng nút nhầy bong quá sớm có thể gây ra nguy cơ sinh non, giảm khả năng bảo vệ thai nhi và gây nhiễm trùng và một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác. Chính vì thế, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi về nút nhầy tử cung, nhất là ở giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ để kịp thời đi khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Nhiều mẹ bầu thắc mắc “bung nút nhầy bao lâu thì vỡ ối”. Thông thường, nút nhầy sẽ bung ra trước khi vỡ ối. Mẹ bầu có thể thấy hiện tượng nước ối rỉ ra bên ngoài, tuy nhiên, hiện tượng này cũng không có nghĩa là nút nhầy đã bung ra hoàn toàn. Nếu chị em thấy có hiện tượng rỉ ối, vỡ ối, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt.
3. Dấu hiệu sắp sinh
Dưới đây là một số thông tin về dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn chuyển dạ:
- Sa bụng dưới: Gần đến ngày sinh, thai nhi sẽ di chuyển xuống thấp hơn trong khoang chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh. Đó là lý do khiến mẹ bầu cảm thấy đi lại khó khăn, nặng nề hơn.
- Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải những cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, những cơn co thắt này không xảy ra liên tục và thường không gây đau.
Những cơn gò tử cung có thể là dấu hiệu sắp sinh
Những cơn gò tử cung thật sự sẽ xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Tần suất cơn đau tăng và cường độ đau cũng tăng lên. Ngay cả khi đã thay đổi tư thế hay khi nghỉ ngơi, mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận rất rõ cơn đau.
- Vỡ ối: Tình trạng vỡ ối ở mỗi thai phụ có thể khác nhau. Một số trường hợp nước ối chảy ra nhanh và mạnh và mẹ bầu không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, một số mẹ bầu khác lại chỉ thấy dòng nước ối nhỏ, chảy chậm xuống dưới chân. Khi nghi ngờ có biểu hiện vỡ ối, mẹ bầu cần nhập viện sớm.
- Dịch âm đạo thay đổi: Thai phụ có thể nhận thấy sự thay đổi khá rõ ràng về tính chất, màu sắc của dịch âm đạo trong thai kỳ. Lượng dịch âm đạo cũng sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, “nút nhầy tử cung” sẽ xuất hiện.
Đây là một lớp dịch rất đặc được hình thành ở cổ tử cung và hoàn thiện dần trong suốt thai kỳ. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nút nhầy này bong ra cũng là một dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.
4. Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?
Khi khám thai, mẹ bầu sẽ biết được thông tin về ngày dự sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là dự kiến và có nhiều trường hợp sẽ không đúng với ngày dự kiến. Việc quan trọng là mẹ bầu cần trang bị kiến thức cơ bản để biết xử trí đúng cách khi có dấu hiệu chuyển dạ. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu nên ghi nhớ:
- Những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai đúng lịch để bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng của thai nhi và mẹ bầu. Từ đó, đưa ra quyết định về việc mẹ bầu có cần thiết phải nhập viện hay không. Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn chi tiết về những vật dụng cần chuẩn bị và những loại giấy tờ cần mang theo để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới.
- Mẹ bầu cũng cần biết cách rặn và thở khi sinh để giảm đau và tránh mất sức. Nếu rặn đẻ không đúng cách thì thời gian sinh sẽ lâu hơn khiến mẹ bầu dễ bị mất sức và thai nhi có nguy cơ bị ngạt.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “bung nút nhầy bao lâu thì vỡ ối” và một số dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu nên lắng nghe cơ thể nếu cảm thấy lo lắng về bất cứ vấn đề gì, ngay cả khi không xảy ra những biểu hiện kể trên, chị em cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và cảm thấy yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Mẹ bầu nên khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám thai với các bác sĩ Sản phụ khoa hàng đầu của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!