Các tin tức tại MEDlatec
Các công dụng của Biotin đối với sức khỏe mỗi người
- 23/09/2020 | Thiếu men Biotinidase (BTD) là gì và dấu hiệu điển hình của bệnh?
- 10/12/2020 | Khám phá công dụng và cách bổ sung Vitamin E theo khuyến cáo
- 03/12/2020 | Điểm danh dấu hiệu thiếu vitamin B7 điển hình nhất
- 17/12/2020 | Top 10 thực phẩm bổ sung vitamin B12 hiệu quả nhất
- 10/12/2020 | Thiếu Vitamin D ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn?
1. Lý giải: Biotin là gì?
Một trong số những loại vitamin thuộc nhóm B ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta chính là Biotin. Vậy Biotin là loại vitamin gì? Công dụng của Biotin là gì? Thực tế, đây là vitamin H hay có thể gọi là vitamin B7 với tính chất rất dễ bị hòa tan trong nước. Đồng thời, loại vitamin này có chức năng như một co-enzyme. Điều này cũng có nghĩa, chúng giữ vai trò rất cần thiết đối với sự trao đổi chất của cơ thể. Nhất là glucose, axit amin và axit béo.
Biotin có cần thiết cho sự trao đổi chất không?
Với đặc trưng dễ tan trong nước, vitamin B7 không thể dự trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp thiếu vitamin này thường rất ít hoặc chỉ gặp ở những chị em đang mang thai hoặc một số đối tượng sau đây:
-
Hiện tượng cơ thể thiếu hụt Enzyme Biotinidase do di truyền khiến cho khả năng hoạt hóa của vitamin B7 diễn ra khó khăn và dễ dàng bị phóng thích từ thức ăn.
-
Thường xuyên ăn trứng sống khiến cho chất Avidin tồn tại trong lòng trắng của trứng bám vào Biotin. Do đó, quá trình chuyển hóa Biotin của cơ thể bị chặn lại và hàm lượng hấp thu kém.
-
Những người mắc phải những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm hoặc ung thư dạ dày,...
-
Uống quá nhiều hoặc sử dụng thuốc kháng sinh liên tục với thời gian khá dài sẽ vô tình loại bỏ những lợi khuẩn có chức năng tổng hợp vitamin H ở ruột. Đồng thời, một số thành phần có trong thuốc chống động kinh cũng gây ra những tác động ngoài ý muốn đối với khả năng hấp thu vitamin H.
2. Công dụng của Biotin
Ngoài việc không hiểu rõ Biotin là gì thì phần lớn mọi người còn chưa nắm bắt được các công dụng của Biotin đối với sức khỏe. Do đó, một số người cảm thấy việc tăng cường bổ sung vitamin H là không cần thiết. Tuy nhiên, đó lại là một ý nghĩ hoàn toàn không đúng với khoa học. Bởi lẽ, vitamin H có nhiều công dụng rất quan trọng đối với cơ thể, cụ thể như:
2.1. Giúp tóc khỏe mạnh
Giúp tóc khỏe mạnh cũng là một công dụng của Biotin. Bên cạnh đó, những người được cung cấp đủ vitamin B7 sẽ giúp kích thích tóc mọc nhiều và nhanh hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy, khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7 sẽ khiến cho tóc dễ gãy rụng. Do đó, tình trạng rụng tóc thường xuyên cũng có thể phát sinh do cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng vitamin B7 cần thiết.
Tóc khỏe mạnh hơn nhờ nguồn vitamin B7
2.2. Chuyển hóa chất dinh dưỡng
Trong quá trình sản sinh năng lượng cho cơ thể, vitamin B7 giữ một chức năng hết sức quan trọng. Điển hình như khi sản xuất một lượng enzym thì cơ thể cần có thêm vitamin B7 để gia tăng hiệu quả hoạt động. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, sau đây là một số chức năng của vitamin B7 trong từng quá trình:
-
Tái tạo Gluconeogenesis (tức là Glucozơ): trong quá trình trao đổi chất, hệ tiêu hóa cho phép sản sinh một lượng đường Glucose. Tuy nhiên, lượng đường này chủ yếu được sản xuất từ amino axit thay vì card. Do đó, cơ thể cần có nhiều vitamin B7 để quá trình chuyển hóa của enzyme được diễn ra hiệu quả.
-
Giảm bớt Amino axit: nhờ thành phần vitamin H có trong enzyme mà sự trao đổi chất của Amino axit diễn ra nhanh hơn.
-
Tổng hợp axit béo: sự hỗ trợ của vitamin H để tạo điều kiện cho enzym hoạt hóa trong quá trình sản sinh và tổng hợp axit béo.
2.3. Giúp móng chắc khỏe
Tình trạng móng tay hoặc móng chân bị xước, yếu và dễ gãy khá phổ biến. Theo một thống kê cho thấy, có tới 20% dân số toàn cầu gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung vitamin H. Dựa trên kết quả của một số bài nghiên cứu cho thấy, vitamin H giúp cải thiện tình trạng xước móng cũng như giúp móng cứng hơn.
2.4. Hỗ trợ cho bệnh nhân bị tiểu đường
Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 2 sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Do đó, lượng đường trong máu không được cân bằng và cao hơn mức cho phép, đồng thời làm giảm công dụng của Insulin. Ngoài ra, hàm lượng Biotin trong máu người bệnh tiểu đường thường ít hơn so với mức quy định ở người khỏe mạnh. Chính vì thế, cần bổ sung một lượng Biotin cho cơ thể để giảm bớt hàm lượng đường ở bệnh nhân.
Cân bằng đường huyết cho người bị tiểu đường
2.5. Tốt cho bệnh nhân bị chứng đa xơ cứng
Chứng đa xơ cứng hay còn gọi tắt là MS, là một bệnh lý phát sinh do khả năng tự miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề. Khi mắc phải hội chứng này, một số cơ quan trong cơ thể bệnh nhân bị tác động và phá hỏng. Điển hình như mắt, tủy sống hoặc lớp vỏ bao bọc những dây thần kinh trong não. Trong khi đó, để cơ thể sản xuất và tăng thêm độ dày cho lớp vỏ bảo vệ này thì cần có sự hỗ trợ của biotin.
2.6. Bảo vệ não bộ
Bảo vệ não bộ cũng là một công dụng của Biotin đối với sức khỏe mỗi người. Dựa trên sự liên kết của Biotin và những loại vitamin khác cùng thuộc nhóm B, não bộ sẽ được hỗ trợ để chống lại sự lão hóa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế những suy giảm về mặt nhận thức và ngăn ngừa tình trạng rối loạn thoái hóa thần kinh (điển hình như mất trí, bệnh Alzheimer). Ngoài ra, loại vitamin này còn có chức năng tăng cường năng lượng, giải tỏa căng thẳng và giúp não bộ dễ dàng tập trung khi làm việc hoặc học tập.
Vitamin H có vai trò bảo vệ dây thần kinh não bộ
3. Cách hấp thu Biotin dễ dàng nhất
Sự thiếu hiệu Biotin là một trong những nguyên nhân gây khởi phát một số tình trạng đối với cơ thể. Chẳng hạn như tăng tiết bã nhờn ở da, ăn không ngon, thường xuyên nôn ói, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, khó ngủ, rụng tóc,... Vậy làm thế nào để bổ sung vitamin H cho cơ thể một cách hợp lý? Thực tế, đây cũng là một trong số những câu hỏi thường gặp ngoài thắc mắc công dụng của Biotin là gì.
Nhiều người cho rằng, việc bổ sung bất kì loại dưỡng chất nào cũng có thể sử dụng sản phẩm chức năng. Tuy nhiên, khả năng hấp thu vitamin B7 từ những sản phẩm thuốc thường kém hơn so với nguồn dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó, mọi người nên ưu tiên cung cấp vitamin B7 thông qua việc ăn uống. Vì khi cơ thể được hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa sẽ gia tăng hàm lượng vitamin B7. Một số nguồn thực phẩm giàu Biotin gồm có lòng đỏ trứng, nội tạng của động vật, các loại rau có màu xanh, các loại đậu, các loại hạt,...
Hàm lượng vitamin B7 có nhiều trong các loại đậu
Mặc dù, hàm lượng vitamin B7 trong các thực phẩm chức năng không được hấp thu toàn bộ nhưng do một số đặc điểm thể chất của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thực phẩm hữu ích nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bệnh nhân được lạm dụng hoặc sử dụng quá liều những sản phẩm này. Bởi lẽ, cơ thể mỗi người sẽ cần đáp ứng một lượng Biotin khác nhau.
Với những chia sẻ từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về công dụng của Biotin. Nhờ đó, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của loại vitamin này đối với sức khỏe mỗi người.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!