Các tin tức tại MEDlatec
Các loại phẫu thuật tai thường gặp
- 27/07/2024 | Phẫu thuật chỉnh hình dị hình vách ngăn mũi: “Cứu hộ” đường thở - an toàn - thẩm mỹ
- 19/08/2024 | Phẫu thuật trượt cằm - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- 20/09/2024 | Phẫu thuật độn cằm: cách thực thực hiện và những điều cần lưu ý
1. Phẫu thuật tai là gì, áp dụng trong trường hợp nào?
Tai là bộ phận không chỉ đảm nhận vai trò thính giác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của cơ thể. Khi có vấn đề xảy ra ở tai, không chỉ khả năng nghe mà cả khả năng duy trì thăng bằng của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật tai là các thủ thuật y tế được thực hiện trên tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong với mục đích điều trị các bệnh lý về tai hoặc cải thiện chức năng nghe. Quyết định phẫu thuật thường được đưa ra sau khi các phương pháp điều trị khác như thuốc kháng sinh, máy trợ thính,... không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân, xem xét các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và kết quả kiểm tra cận lâm sàng để quyết định xem phẫu thuật có phải là lựa chọn tốt nhất hay không.
Phẫu thuật tai được bác sĩ cân nhắc khi cần điều trị các vấn đề về cấu trúc tai
2. Các loại phẫu thuật tai thường gặp
2.1. Điều trị nhiễm trùng tai mạn tính
Nhiễm trùng tai giữa mạn tính kéo dài trên 3 tháng hoặc có những triệu chứng gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Tùy vào từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phẫu thuật như:
2.1.1. Vá nhĩ
Phẫu thuật vá nhĩ khuyến nghị được thực hiện cho bệnh nhân không gặp vấn đề về xương chũm, không bị nhiễm trùng tai giữa. Màng nhĩ được vá thông qua hình thức ghép mô. Sau phẫu thuật, khả năng nghe của người bệnh được cải thiện, nguy cơ bị nhiễm trùng xâm nhập vào trong tai được giảm thiểu. Thông thường, sau 6 - 8 tuần, màng nhĩ sẽ lành và người bệnh có thể khôi phục chức năng nghe.
2.1.2. Mở màng nhĩ để đặt ống dẫn khí
Đây là hình thức phẫu thuật tai được thực hiện nhằm đặt một ống nhỏ qua màng nhĩ, tạo đường cho dịch ứ đọng bên trong tai thoát ra ngoài. Để đặt ống, một lỗ nhỏ trên màng nhĩ sẽ được bác sĩ sẽ tạo ra. Sau 6 - 12 tháng, ống dẫn khí sẽ tự rơi khỏi vị trí ban đầu.
2.1.3. Tạo hình màng nhĩ
Khi phẫu thuật, một đường nhỏ ngay trên nếp gấp sau tai sẽ được rạch sau đó bác sĩ lấy mô từ lớp bao phủ cơ để tạo hình màng nhĩ. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể dùng sụn để cố định màng nhĩ.
Tùy vào mục đích phẫu thuật tai mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân
2.2. Tạo hình ống tai
Nếu được chỉ định phẫu thuật cắt xương chũm nhưng lỗ ngoài và thành ống tai quá nhỏ thì cần tạo hình ống tai, loại bỏ sụn để ống tai được mở rộng, quá trình làm sạch tai trở nên dễ dàng hơn.
Người bị đau tai trong vòng 6 tháng đã điều trị bằng phương pháp khác nhưng không hiệu quả hoặc bị mất khả năng nghe cũng sẽ được bác sĩ xem xét phương pháp phẫu thuật tai này.
2.3. Mổ u dây thần kinh thính giác
Dựa trên vị trí, kích thước khối u và tình trạng thính lực, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các phương pháp phẫu thuật tai loại bỏ u như:
- Phẫu thuật xuyên mê đạo
Muốn loại bỏ khối u, bác sĩ sẽ loại bỏ xương chũm và xương tai trong. Phương pháp này chỉ áp dụng khi tình trạng giảm thính lực mới ở mức nhẹ.
- Mổ sau xoang tĩnh mạch bên
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ phía sau xương chũm để dễ quan sát dây thần kinh mặt, nhờ đó có thể loại bỏ khối u dễ dàng.
- Phẫu thuật hố sọ giữa
Khối u thần kinh thị giác sẽ được loại bỏ từ mặt trên ống tai trong.
2.4. Cấy ghép ốc tai điện tử
Người bị mất thính lực mức nặng thường được chỉ định phẫu thuật tai cấy ghép ốc tai điện tử để tăng khả năng nghe. Ốc tai điện tử là thiết bị nhỏ gồm hai phần chính:
- Phần bên ngoài: nằm bên ngoài tai, bao gồm microphone và bộ xử lý âm thanh. Microphone có nhiệm vụ thu nhận âm thanh bên ngoài và gửi đến bộ xử lý âm thanh để chuyển đổi thành tín hiệu điện.
- Phần bên trong: là điện cực cấy ghép, được đặt vào trong ốc tai để kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác truyền tín hiệu âm thanh đến não để diễn giải âm thanh giúp người bệnh nghe được.
Cấy ghép ốc tai giúp cải thiện thính lực cho người bệnh
3. Lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật tai
- Tránh để nước vào tai tối thiểu 2 - 3 tuần. Việc tiếp xúc với nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Bệnh nhân cần tránh đưa bất cứ vật gì vào tai, kể cả tăm bông để không gây tổn thương cho tai hoặc gây viêm nhiễm. Nếu cần làm sạch tai thì nên dùng các sản phẩm làm sạch tai được khuyến cáo bởi bác sĩ.
- Tuân thủ lịch tái khám để được kiểm tra, theo dõi tình trạng tai và đảm bảo không gặp phải biến chứng. Trong quá trình tái khám, nếu cần thiết bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
- Trong giai đoạn hồi phục, bệnh nhân nên tránh các hoạt động gây áp lực lên tai như đi máy bay, lặn, tập luyện gắng sức. Áp lực đột ngột có thể làm tổn thương tai và ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Phẫu thuật tai là phương pháp hiệu quả để điều trị các vấn đề về thính giác và cấu trúc tai. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, hiện nay, các kỹ thuật phẫu thuật tai ngày càng trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, thực hiện theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp phát hiện bất thường sau phẫu thuật cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý về tai cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!