Các tin tức tại MEDlatec
Các phương pháp giúp chẩn đoán thai ngoài ngoài tử cung
- 03/08/2020 | Giúp mẹ nhận biết những dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
- 17/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm với dấu hiệu ra sao?
- 18/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng ra sao đến sản phụ và thai nhi?
1. Thai ngoài tử cung có dấu hiệu không?
Trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển từ vòi trứng vào buồng tử cung để làm tổ. Có thể do một vài lý do nào đó mà trứng được thụ tinh không nằm trong lòng tử cung mà lại ở các vị trí khác như vòi trứng (chiếm 95 - 98%),... thì gọi là mang thai ngoài tử cung. Đây là bệnh lý phụ khoa cấp tính nguy hiểm, khi vỡ có thể gây chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng người bệnh.
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung
Thai phụ mang thai ngoài tử cung cũng có các dấu hiệu bất thường như ra máu kéo dài, máu màu nâu đen, ra với số lượng ít, đau âm ỉ ở vùng hạ vị,...
Ở một số thai phụ, dấu hiệu này rất mờ nhạt, khó phát hiện và thường nhầm lẫn với các dấu hiệu thai kỳ khác. Vì thế bác sĩ luôn khuyên thai phụ cần đi khám thai sớm để phát hiện thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt.
Thai ngoài tử cung thường được chẩn đoán bằng siêu âm
2. Chẩn đoán thai ngoài tử cung - các phương pháp phổ biến nhất
Thai ngoài tử cung là bệnh lý sản phụ khoa cấp tính rất nguy hiểm bởi khi vỡ nó sẽ gây chảy máu ồ ạt. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vì thế khám thai sớm là điều các thai phụ được khuyến cáo.
Nếu nghi ngờ, mẹ bầu sẽ cần thực hiện các xét nghiệm hoặc phương pháp để chẩn đoán chính xác như:
2.1. Siêu âm
Siêu âm hiện là cách đơn giản nhất, thường áp dụng nhất để phát hiện và xác định thai ngoài tử cung. Siêu âm thai được thực hiện từ rất sớm, từ những lần khám thai định kỳ đầu tiên nên bác sĩ thường kết hợp kiểm tra thai ngoài tử cung.
Hiện nay, có hai phương pháp siêu âm thai được thực hiện, cả hai phương pháp này đều cho phép phát hiện và chẩn đoán thai ngoài tử cung.
2.2. Siêu âm qua ngả âm đạo
Đầu dò siêu âm sẽ được đưa qua đường âm đạo để phát sóng siêu âm và thu lại hình ảnh giải phẫu bên trong cơ quan sinh dục, giúp bác sĩ quan sát chi tiết tử cung và chẩn đoán thai ngoài tử cung nếu có. Bác sĩ có thể quan sát chi tiết tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
Nếu thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ thấy các dấu hiệu:
-
Buồng tử cung không có túi ối.
-
Bên cạnh tử cung có một vùng âm vang không đồng nhất, kích thước nhỏ. Nếu siêu âm Doppler màu có dấu hiệu vòng lửa “ring of fire” sign.
-
Một số ít thai phụ sẽ thấy khối có kích thước lớn hơn và hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.
Siêu âm đầu dò cho phép chẩn đoán thai ngoài tử cung tốt hơn
2.3. Siêu âm ổ bụng
Đây là phương pháp siêu âm đơn giản để kiểm tra thai, dụng cụ siêu âm sẽ được di chuyển trên thành bụng và đưa ra hình ảnh bên dưới. Tuy nhiên, trong chẩn đoán thai ngoài tử cung thì siêu âm ổ bụng không đặc hiệu, khó phát hiện được túi thai trong ống dẫn trứng. Vì thế, kết quả chỉ thấy không có túi thai trong tử cung có thể nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.
2.4. Xét nghiệm máu
Cụ thể, thai phụ sẽ được lấy máu và định lượng hàm lượng hormone hCG - hormone được cơ thể sản xuất ngay khi trứng được thụ tinh. Mức độ tăng nồng độ hCG trong thời kỳ này có thể tiết lộ nguy cơ thai ngoài tử cung.
Với > 60% các trường hợp, thì lượng βHCG sẽ tăng gấp đôi sau 48% với các thai bình thường. Nếu thai ngoài tử cung thì sau 48h nồng độ chất này sẽ không tăng.
Bên cạnh xét nghiệm máu, có thể tiến hành xét nghiệm Progesterone. Nếu nồng độ Progesterone > 25ng/ml thì 70% thai làm tổ ở tử cung. Nếu nồng độ này thấp hơn 5ng/ml thì cần có những phương pháp chẩn đoán khác để kết luận.
Nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán chính xác thai ngoài tử cung
2.5. Nội soi ổ bụng
Phương pháp này cho phép chẩn đoán chính xác mẹ có mang thai ngoài tử cung hay không cũng như vị trí mà túi thai làm tổ. Đây là kỹ thuật can thiệp nên thai phụ sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch 1 lỗ nhỏ để đưa ống nội soi vào trong ổ bụng. Ống nội soi sẽ di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không.
Nội soi ổ bụng thường thực hiện để chẩn đoán xác định khi các kết quả khác nghi ngờ mang thai ngoài tử cung. Nếu phát hiện thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể loại bỏ túi thai ngay mà không cần chờ để phẫu thuật lần sau.
3. Thai ngoài tử cung cần làm gì?
Điều nguy hiểm của tình trạng thai ngoài tử cung là túi thai bị vỡ gây nguy hiểm cho mẹ, hơn nữa thai không thể phát triển bình thường ngoài tử cung. Vì thế thai phụ bắt buộc phải thực hiện các biện pháp chấm dứt thai kỳ.
Lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào các thông tin thăm khám lâm sàng, kích thước túi thai, vị trí thai. Những cách thường được dùng để chấm dứt thai kỳ an toàn cho mẹ bị mang thai ngoài tử cung gồm:
3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở là biện pháp phổ biến. nếu khối chửa ngoài tử cung mới rỉ máu, chưa vỡ thì sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi. Lưu ý là phải thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ phẫu thuật viên dày dặn kinh nghiệm.
Nếu khối mang thai ngoài tử cung vỡ, gây chảy máu ổ bụng thì phải tiến hành phẫu thuật mở.
3.2. Dùng thuốc
Thai phụ sẽ được hướng dẫn dùng thuốc để ngưng thai kỳ. Thường là dùng Methotrexate tiêm vào cơ thể. Đây là chất độc, có tác dụng là chết các tế bào của khối thai.
Chẩn đoán thai ngoài tử cung không quá phức tạp song đây là tình trạng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho mẹ nên ngay khi có dấu hiệu cần sớm kiểm tra. Ngoài ra, mẹ bầu đừng quên thực hiện khám thai sớm để phát hiện thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt. Việc loại bỏ thai ngoài tử cung khiến cha mẹ đau lòng song bắt buộc phải thực hiện để giữ tính mạng cho mẹ và có thể mang thai tiếp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!