Các tin tức tại MEDlatec
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp
- 24/10/2022 | Sử dụng phương pháp ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có được không?
- 10/12/2020 | Nguyên nhân và triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường gặp
- 01/10/2022 | Người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để tránh nguy cơ tái phát?
- 28/10/2022 | Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt cho sức khỏe
- 25/07/2022 | Gợi ý các bài tập suy giãn tĩnh mạch ở đa dạng tư thế
1. Triệu chứng giãn tĩnh mạch
- Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chi dưới. Đây là hiện tượng ứ đọng máu tại hệ thống tĩnh mạch chân khiến tăng áp suất trong tĩnh mạch và khiến chúng ngày càng giãn rộng. Theo thời gian, lưu lượng máu động mạch đến 2 chi dưới của người bệnh sẽ giảm dần.
Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch ở nữ cao hơn nam giới
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng các trường hợp dưới đây được đánh giá là có nguy cơ cao hơn:
+Trong gia đình có người từng mắc bệnh.
+ Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam.
+ Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
+ Người béo phì, thừa cân có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn người có cân nặng vừa phải.
+ Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Các chuyên gia giải thích rằng, khi thai nhi lớn dần, kích thước tử cung cũng tăng lên và chèn ép vào mạch máu lớn ở ổ bụng và từ đó khiến cho áp lực tĩnh mạch chân ngày càng cao dẫn tới giãn thành mạch. Tuy nhiên, sau khi sinh, những triệu chứng này sẽ giảm dần. Phụ nữ mang thai đôi và sinh nở nhiều lần thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn.
+ Những người làm các công việc đòi hỏi phải đứng nhiều như giáo viên, bác sĩ, nhân viên bán hàng,... cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh.
Người bệnh hay bị chuột rút vào ban đêm
- Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch hay nhiều người vẫn gọi tắt là triệu chứng giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể chỉ xuất hiện cảm giác hơi tức, hơi khó chịu ở chân hoặc có cảm giác nóng và ngứa chân.
Những biểu hiện thường rõ ràng hơn vào thời điểm cuối ngày hoặc khi bệnh nhân phải đứng quá lâu. Bệnh nhân có cảm giác kiến bò hoặc kim châm ở bắp chân, hay bị chuột rút,... Ở giai đoạn muộn hơn còn có thể thấy những mạch máu nhỏ xuất hiện trên bề mặt da. Tuy nhiên, ở những trường hợp không bị giãn nhiều, các triệu chứng này có thể biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi. Do đó, nhiều người dễ bỏ qua triệu chứng.
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường dưới đây, bạn nên đi khám sớm vì rất có thể đó chính là triệu chứng giãn tĩnh mạch:
- Vùng bắp chân bị căng tức hoặc có cảm giác mỏi chân.
- Vào ban đêm, người bệnh thường xuyên bị chuột rút hoặc có cảm giác kiến bò.
- Chân người bệnh, nhất là vùng mắt cá chân thường bị sưng hoặc ngứa.
- Viêm gân xanh ở da đùi, đầu gối hay mắt cá chân.
- Da chân bị đổi màu, nhiễm trùng phần mô mềm ở gần mắt cá chân.
Dựa vào các triệu chứng trên cùng với phương pháp siêu âm Doppler mạch máu, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch.
2. Các triệu chứng giãn tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?
Những triệu chứng giãn tĩnh mạch khiến bệnh nhân đau tức, ngứa, chảy máu,... khiến người bệnh rất khó chịu nhưng chưa gây nguy hiểm ngay lập tức. Nếu người bệnh xuất hiện những huyết khối gần vùng giãn tĩnh mạch, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh gặp phải vấn đề này thường không cao.
Không điều trị bệnh sớm có nguy cơ hình thành huyết khối khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm
Đối với các trường hợp xuất hiện các cục máu tĩnh mạch nông không quá nguy hiểm. Nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh, một chân sưng to bất thường kèm theo tình trạng đổi màu vùng da tĩnh mạch thì người bệnh cần được điều trị sớm. Nếu trì hoãn điều trị, những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi, gây ra tình trạng tắc mạch phổi và người bệnh sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Phụ nữ mang thai bị suy giãn tĩnh mạch cũng cần điều trị sớm vì vẫn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu dù tỉ lệ này không cao. Với những thai phụ bị rối loạn đông máu hoặc ít vận động, phải nằm lâu ngày thì nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sẽ cao hơn. Do đó, mẹ bầu cần cẩn trọng với những biểu hiện đột ngột sưng đau ở đùi, chân, đau nhiều khi đứng hoặc bị sốt nhẹ.
3. Khắc phục các triệu chứng giãn tĩnh mạch bằng cách nào?
Khi có những bất thường nghi ngờ triệu chứng giãn tĩnh mạch, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh, cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch:
- Liệu pháp xơ hóa: Thường được áp dụng đối với những trường hợp tĩnh mạch nông dưới da và có thể mang lại hiệu quả khả quan. Bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc gây xơ hóa để tiêm vào những mạch máu đang bị tổn thương. Trong một liệu trình, người bệnh cần tiêm nhiều mũi thuốc, cho đến khi tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện hoàn toàn.
Tiêm thuốc gây xơ hóa để điều trị bệnh
- Laser đốt bỏ tĩnh mạch: Những tĩnh mạch căng giãn sẽ được làm xẹp lại bằng sức nóng của tia laser. Các chuyên gia sẽ dùng nguồn tia laser chiếu vào vùng tĩnh mạch bị tổn thương. Sau đó, kéo tia laser ra từ từ đế 2 thành tĩnh mạch sẽ dính vào nhau. Để hạn chế tình trạng bỏng mô và tránh tác động mạnh lên dây thần kinh cảm giác, bác sĩ có thể dùng thủ thuật gây tê và bơm tiêm quang vùng tĩnh mạch bị chiếu laser.
- Sử dụng tất y khoa: Đôi tất đặc biệt này sẽ ôm sát chân và có tác dụng đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn, tránh gây ra các huyết khối. Đây là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc được đánh giá cao và sử dụng khá phổ biến.
Suy giãn tĩnh mạch không phải là bệnh lý cấp tính nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ có triệu chứng giãn tĩnh mạch thì bạn không nên chần chừ mà hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh và được điều trị kịp thời.
Hiện nay, MEDLATEC đã áp dụng dịch vụ can thiệp RFA nội tĩnh mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Trong quá trình thăm khám và phẫu thuật, còn có sự cộng tác của các chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai,… đảm bảo thủ thuật được thực hiện chính xác, hiệu quả. Đặc biệt máy RFA của MEDLATEC sử dụng trong điều trị là máy được nhập khẩu hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
Quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!