Các tin tức tại MEDlatec
Các xét nghiệm chất gây nghiện bạn cần biết
Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?
Xét nghiệm chất gây nghiện là hình thức xét nghiệm giúp nhận biết tình trạng sử dụng ma túy hay các chất gây nghiện của một người. Xét nghiệm này thường là thủ tục ban đầu để kiểm tra trong những trường hợp có tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh cũng áp dụng các xét nghiệm này để nắm bắt tình hình lạm dụng chất gây nghiện của con cái.
Việc xét nghiệm chất gây nghiện ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết
2. Phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện phổ biến
Các phương pháp phổ biến nhất kiểm tra chất gây nghiện trong cơ thể người bệnh bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt và xét nghiệm tóc. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu được áp dụng phổ biến nhất vì phù hợp nhất cho việc lấy mẫu, phương pháp thực hiện đơn giản hơn các loại mẫu bệnh phẩm khác.
Xét nghiệm nước tiểu có thể bị sai sót nếu người làm xét nghiệm có sử dụng các loại thuốc vào cơ thể, ví dụ như thuốc tránh thai, các loại thuốc có chứa riboflavin, creatinine, và thuốc lợi tiểu hoặc mẫu nước tiểu bị pha loãng, mẫu nước tiểu bị pha phụ gia như xà phòng, ammonia, hóa chất vệ sinh...
Việc sử dụng loại xét nghiệm chất gây nghiện nào và thời điểm làm xét nghiệm tùy thuộc vào thời gian tồn tại của chất gây nghiện trong cơ thể.
Các xét nghiệm chất gây nghiện nên tiến hành tại các cơ sở bệnh viện,trong đó xét nghiệm tóc rất khó để làm giả kết quả. Đối với xét nghiệm máu và xét nghiệm nước bọt, nếu cách xa thời gian sử dụng chất gây nghiện thì khả năng âm tính có thể xảy do thời gian bán thải chất gây nghiện trong máu rất ngắn.
Xét nghiệm nước tiểu là một trong các loại xét nghiệm chất gây nghiện hiệu quả
3. Xét nghiệm chất gây nghiện có thể phát hiện ra những chất nào?
Trước những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cho phép chúng ta có thể dễ dàng phát hiện các chất gây nghiện như cần sa, thuốc phiện, đập đá và thuốc lắc trong nước tiểu.
3.1 THC- cần sa
- THC là thành phần hoạt động chủ yếu của cannabinoids (Marijuana).
- Đường dùng: do hút hoặc uống thuốc cần sa.
- Hậu quả: người dùng giảm trí nhớ trong một thời gian ngắn và chậm tiếp thu. Họ cũng có thể trải qua tình trạng hỗn loạn và lo lắng thoáng qua. Sử dụng liều cao và lâu dài có thể gây rối loạn hành vi.
- Xét nghiệm chẩn đoán: Đỉnh hiệu ứng khi hút cần sa sau khoảng 20 - 30 phút và kéo dài 90 - 120 phút sau 1 liều hút. Mức độ gia tăng các chất chuyển hóa trong nước tiểu được phát hiện trong vài giờ khi hút và tồn tại khoảng 3- 10 ngày sau.
3.2 MOP (chất ma túy dạng thuốc phiện: Heroin, Morphin)
- Đường dùng: có thể dùng đường miệng, mũi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Hậu quả: Dùng quá liều có thể gây tử vong.
- Xét nghiệm chẩn đoán: Thuốc có tác dụng trong vòng 3-6 giờ, chuyển hóa với chỉ 2-12% được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng Morphin không thay đổi. Heroin nhanh chóng chuyển thành Morphin trong cơ thể. Bài tiết của heroin giống với Morphine Codein, cũng chuyển hóa rộng rãi với 10-15% ở dưới dạng Morphine hay Codein và tồn tại khoảng 3 – 7 ngày sau.
3.3 MET- ma túy đá
MET là chất gây nghiện thuộc nhóm các chất kích thích dạng amphetamine. Khi dùng, nó tác động lên hệ thần kinh trung ương và kích thích giải phóng dopamine hàng loạt.
Xét nghiệm chất gây nghiện phát hiện ra chất ma túy đá
- Đường dùng: có thể hít, uống hoặc tiêm chích.
- Hậu quả:
Sử dụng MET với liều dùng thấp kéo dài, hành vi của người dùng trở nên không dự đoán được. Người bệnh có thể đang rất vui vẻ, hòa đồng và bình tĩnh, rồi lại trở nên giận giữ và kích động ngay sau đó. Việc khó ngủ và không ăn được khiến họ trở nên hết sức mệt mỏi và tiếp tục phải sử dụng methamphetamine để tỉnh táo trở lại.
Sử dụng MET với liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm, hoang tưởng (tin vào những điều không có thật), ảo giác (nghe thấy hoặc nhìn thấy những điều không có thật). Nhiều người có hành vi tự hủy hoại bản thân, tự tử, hay trở nên cực kỳ nguy hiểm và gây ra những hành vi bạo lực.
- Xét nghiệm chẩn đoán: MET là một loại ma túy tổng hợp, xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 3 giờ sau khi sử dụng (bất kỳ đường nào) và tồn tại trong vòng 24-48 giờ sau khi dùng liều cuối.
3.4 MDMA- thuốc lắc
- Đường dùng: MDMA có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Hậu quả: Sử dụng MDMA là con đường ngắn nhất dẫn đến cái chết. Bởi khi sử dụng MDMA liều cao sẽ làm rối loạn khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột (hyperthermia) dẫn đến suy gan, suy thận và suy tim.Việc thiếu dopamine sẽ gây ra các tổn thương về mặt nhận thức và tâm lý. Điều này phần nào giải thích được tại sao người dùng MDMA luôn cảm thấy buồn bã và uể oải sau một đêm sử dụng.
- Xét nghiệm chẩn đoán: MDMA bắt đầu có tác dụng 30 phút sau khi dùng, đạt đỉnh sau 1 giờ và kéo dài 2 đến 3 giờ. 65% được bài tiết qua nước tiểu và có thể phát hiện trong vòng 3 ngày sau khi sử dụng.
4. Lưu ý khi xét nghiệm chất gây nghiện
Một trong những lý do khiến các xét nghiệm chất gây nghiện không chính xác tuyệt đối là do các chất gây nghiện khác nhau có thời gian tồn tại trong cơ thể khác nhau. Ví dụ như sau:
Lý do khiến các xét nghiệm chất gây nghiện không chính xác tuyệt đối là do các chất khác nhau có thời gian tồn tại trong cơ thể khác nhau
4.1 Amphetamine:
-
Nước tiểu: 1 tới 3 ngày
-
Máu: 12h
-
Tóc: tối đa 90 ngày
4.2 Cần sa
-
Nước tiểu: 7 tới 30 ngày
-
Máu: 2 tuần
-
Tóc: tối đa 90 ngày
4.3 Heroin
-
Nước tiểu: 3 tới 4 ngày
-
Máu: 12h
-
Tóc: tối đa 90 ngày
Để việc xét nghiệm chính xác, nhanh gọn và an toàn chắc chắn việc lựa chọn một cơ sở y tế tin cậy là vô cùng quan trọng. Gợi ý cho bạn bệnh viện Đa khoa MEDLATEC- nơi có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tâm huyết kinh nghiệm, các gói dịch vụ tiện ích và tiết kiệm. Ngoài việc thực hiện các xét nghiệm tại viện, MEDLATEC còn phục vụ lấy mẫu tận nơi 24/24 nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!