Các tin tức tại MEDlatec
Cách chữa bệnh chuột rút giúp giảm đau nhanh chóng
- 09/12/2020 | Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết
- 04/12/2020 | Lý giải nguyên nhân chuột rút và nên làm gì khi bị chuột rút?
- 04/12/2020 | Người bị chuột rút thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút là gì
Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn chuột rút, tuy nhiên có thể khái quát thành ba nhóm cơ bản sau:
Oxy không được vận chuyển đến các cơ
Để cung cấp đủ Oxy cho các cơ trong quá trình vận động, cơ thể tự điều tiết tăng nhịp tim ở một mức độ phù hợp. Tuy nhiên, vận động liên tục đòi hỏi sức lựa nhiều khiến cơ thể không thể sử dụng lượng Oxy một cách phù hợp để sản sinh ra nguyên liệu.
Duy trì tình trạng trên gây nên vấn đề yếm khí trong cơ thể, năng lượng dự trữ sẽ dần phân hủy thành Pyruvate, sau đó chuyển sang dạng Lactic để thực hiện cung cấp năng lượng hoạt động cho các cơ trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút.
Khi Acid Lactic tích tụ với một lượng vượt quá mức cho phép sẽ gây nên tình trạng nóng rát và đau nhức cơ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, đối tượng có thể không thực hiện được các cử động thông thường.
Điện giải bị rối loạn
Tiến hành vận động trong thời gian dài không nghỉ ngơi ở môi trường quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước và muối một cách nghiêm trọng. Đôi khi, sự rối loạn điện giải này còn bắt nguồn từ vấn đề sử dụng thường xuyên các nhóm thuốc như: Statin, Prednisone, thuốc lợi tiểu,...
Nếu không có biện pháp khắc phục, kiểm soát hai vấn đề trên, nồng độ Na+, Ca++, K+ trong cơ thể sẽ giảm dần gây hạ Kali hoặc Canxi có trong máu. Quá trình này cũng dẫn đến vấn đề lắng đọng Acid Lactic gây nhức mỏi các cơ.
Chuột rút gây những cơn đau nhức bất ngờ, dữ dội
Hệ thần kinh bị rối loạn
Phụ nữ mang thai, người thường xuyên căng thẳng hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp,... có nguy cơ bị chuột rút cao. Nhóm đối tượng này thường có xu hướng bị rối loạn thần kinh gây gián đoạn quá trình dẫn truyền từ dây thần kinh đến cơ bắp và ngược lại.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu giải thích cụ thể, chính xác vấn đề này. Phần lớn nguyên nhân được xác định là do sự thiếu hụt Dopamin ở não, gen di truyền hoặc thiếu chất Sắt ở cơ bắp,...
Xác định chính xác nguyên nhân gây chuột rút là một trong các cơ sở giúp đưa ra cách chữa bệnh chuột rút phù hợp, hiệu quả. Do đó, chuột rút kéo dài và xảy ra thường xuyên, bác sĩ khuyến cáo nên đến cơ sở thăm khám để được tư vấn, đưa ra liệu trình điều trị. Đặc biệt, quá trình thăm khám giúp bệnh nhân có thể khắc phục được những thói quen sống tiêu cực, hạn chế nguy cơ bộc phát bệnh.
2. Cách chữa bệnh chuột rút giúp giảm nhanh cơn đau
Làm thế nào khi bị chuột rút
Chuột rút là những cơn đau bất ngờ, buộc cơ thể phải dừng ngay các hoạt động đang thực hiện do không cử động được. Để khắc phục tình trạng trên và hạn chế đau nhức, cần thư giãn bắp thịt đang bị chuột rút bằng cách thả lỏng kết hợp xoa bóp, thoa dầu nhẹ nhàng.
-
Chuột rút tại phần cẳng chân: kéo đầu bàn chân và ngón chân lên cao theo hướng lên phía trên trần nhà hoặc về phía đầu gối. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, đảm bảo cho các cơ được duỗi ra.
-
Chuột rút tại phần bắp chân hoặc phần đùi: nhờ sự hỗ trợ của người khác để thực hiện kết hợp hai thao tác là nâng cao gót chân và ấn một lực phù hợp tại đầu gối.
-
Chuột rút tại phần cơ của xương sườn: đối tượng bị chuột rút nên giữ cơ thể trong trạng thái bình tĩnh, thực hiện hít thở sâu và chậm để giúp cơ hoàng thư giãn. Bên cạnh đó, nên kết hợp xoa bóp xung quanh lòng ngực để nhanh chóng kết thúc cơn chuột rút.
Nên thực hiện nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng để hạn chế đau nhức do chuột rút
Thông thường, cách chữa bệnh chuột rút sẽ được khắc phục tại chỗ bằng những phương pháp trên. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tốt nhất và nhanh chóng kết thúc cơn đau, có thể tham khảo ý kiến bác kết hợp sử dụng thêm các nhóm thuốc như Vitamin E, thuốc giãn cơ, bổ sung Magie và Canxi,...
Khi nào bệnh nhân nên gặp bác sĩ
Phần lớn chuột rút sẽ không gây ra những hậu quả nguy hiểm, có thể thuyên giảm sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, chuột rút khi đang lái xe, bơi lội, sửa chữa điện,... có thể gây ra nhiều tai nạn nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần bình tĩnh xử lý và lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp. Ngoài ra, cần thực hiện thăm khám khi chuột rút kéo dài kèm theo những biểu hiện sau:
-
Tại vị trí chuột rút xuất hiện tình trạng sưng đỏ, thay đổi sắc tố da.
-
Các cơ có dấu hiệu suy yếu, khó khăn trong vận động.
-
Tình trạng chuột rút kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Vấn đề chuột rút xảy ra thường xuyên.
Bác sĩ tư vấn về chuột rút và cách chữa trị hiệu quả, phù hợp với bệnh nhân
3. Phòng ngừa chuột rút như thế nào
Bên cạnh cách chữa bệnh chuột rút bằng các phương pháp tại chỗ và kết hợp sử dụng thuốc, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bởi, thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật là giải pháp hữu hiệu giúp mỗi cá nhân chủ động bảo vệ sức khỏe.
Để hạn chế các cơn chuột rút gây đau nhức, khó chịu, cần lưu ý xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
-
Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, trung bình từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Đối với người vận động nhiều có thể bổ sung thêm các chất điện giải.
-
Rèn luyện cơ thể mỗi ngày thông qua các bài tập đơn giản, phù hợp, nên khởi động kỹ các cơ trước khi tập luyện, tránh các môn thể thao quá sức.
-
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng các chất cần thiết cho cơ thể như: đạm, chất béo, đường, khoáng chất và Vitamin.
-
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên sử dụng nhiều rau xanh có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó nên kết hợp bổ sung các loại hoa quả sau mỗi bữa ăn chính.
-
Kiểm soát tâm trạng, hạn chế các tác nhân dẫn đến căng thẳng, stress.
-
Hạn chế việc thường xuyên mang giày dép quá cỡ, đặc biệt là giày cao gót.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả những cơn đau nhức ở cơ
Theo ý kiến của các chuyên gia, cách chữa bệnh chuột rút hiệu quả là khắc phục tại chỗ bằng các phương pháp phù hợp và kết hợp ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Nếu vấn đề này kéo dài, xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng, có thể liên hệ các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!