Các tin tức tại MEDlatec
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng: cha mẹ nên biết để an toàn cho con
- 27/03/2023 | Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
- 27/03/2023 | Chi tiết về lịch tiêm phòng cho trẻ và các vấn đề liên quan
- 08/03/2022 | Có thể dời lịch tiêm phòng cho trẻ không, có làm giảm hiệu quả vắc xin không?
1. Lý giải hiện tượng trẻ bị sốt sau tiêm phòng
1.1. Sốt chỉ là phản ứng bình thường không đáng lo ngại
Trước khi tìm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, các bậc cha mẹ nên hiểu đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Vắc xin được tiêm phòng cho trẻ là dạng chế phẩm sinh học có mang vi khuẩn, virus nhưng chúng đã được làm chết hoặc suy yếu trước khi đi vào cơ thể.
Trẻ bị sốt sau tiêm phòng là một trong các phản ứng thường gặp
Khi trẻ được tiêm phòng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với vắc xin theo cách mà nó gây ra với virus, vi khuẩn. Điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch sẽ xem virus, vi khuẩn trong vắc xin là tác nhân ngoại lai và tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng.
Nhờ cách thức hoạt động này mà trong tương lai, khi cơ thể tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh tương tự, hệ thống miễn dịch đã ghi nhớ từ trước nên sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng. Tiêm vắc xin phòng bệnh vì thế chính là cách để kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh là bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch đang đáp ứng tốt với vắc xin. Thông qua cách làm tăng nhiệt độ, sốt sẽ giúp cơ thể trẻ chủ động ngăn được sự tấn công của tác nhân gây bệnh, hạn chế khả năng sinh sản của chúng trong cơ thể. Mặt khác, sốt cũng là phản ứng kích hoạt một số hóa chất truyền tín hiệu hướng dẫn để xảy ra phản ứng miễn dịch.
Những năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch còn non yếu nên chưa thể đủ mạnh để chống lại hoàn toàn các tác nhân có trong vắc xin. Vì thế, sau khi tiêm phòng, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ trong đó có sốt nhẹ dưới 38.5 độ C. Đây chỉ là dấu hiệu bình thường, cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể, không đáng lo lắng.
1.2. Sốt là phản ứng bất thường
Nếu sau khi tiêm phòng mà trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, bỏ ăn, liên tục quấy khóc, mệt mỏi, lừ đừ,... thì đây không phải là hiện tượng sốt bình thường nữa. Bên cạnh việc tìm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân, tránh tình huống nguy hại cho trẻ.
Hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
2. Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
2.1. Sốt sau khi tiêm phòng thường kéo dài bao lâu?
Sốt sau tiêm phòng là phản ứng tự nhiên nên thường chỉ là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, thường gặp khi tiêm vắc xin thương hàn, ho gà, 5 trong 1,... nhưng sẽ tự khỏi trong 1 - 2 ngày. Trường hợp trẻ tiêm vắc xin sởi, quai bị có thể sốt kéo dài 5 - 12 ngày. Tùy thuộc vào loại vắc xin trẻ được tiêm, hệ miễn dịch của trẻ mà thời gian kéo dài của hiện tượng sốt sẽ khác nhau. Cơn sốt sẽ gây khó chịu cho trẻ nhưng nhìn chung tương đối an toàn.
2.2. Cách hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng
2.2.1. Hạ sốt cho trẻ
Nếu trẻ bị sốt trước khi tìm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, cha mẹ cần theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của trẻ. Tốt nhất nên dùng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ ở nách cho con. Nếu trẻ sốt từ 38 - 39 độ C thì chỉ là sốt nhẹ, hãy quan sát xem có đi kèm hiện tượng phát ban hay không, có co giật không.
Để giảm thân nhiệt cho trẻ khi bị sốt sau tiêm phòng, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp chườm ấm bằng cách lấy khăn bông mềm thấm nước ấm rồi vắt kiệt nước và lau vào vùng bẹn và nách của trẻ. Cách làm này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn, lỗ chân lông được giãn nở nên cơ thể có điều kiện thải độc và hạ thân nhiệt.
Về cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, các chuyên gia không khuyến cáo dùng paracetamol thường quy cho trẻ nhưng cha mẹ có thể cho con uống hạ sốt
paracetamol với liều lượng phù hợp cân nặng và tuổi của trẻ. Không được dùng ibuprofen để hạ sốt cho trẻ khi chưa được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc khác nếu cha mẹ có ý định sử dụng cho con cũng cần có ý kiến của bác sĩ.
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng được khuyến cáo là chườm ấm và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con
2.2.2. Theo dõi và chăm sóc trẻ
- Giấc ngủ và ăn uống
Do cơ thể trẻ khó chịu sau tiêm vắc xin nên những ngày đầu nhiều trẻ sẽ quấy khóc buổi đêm, ăn kém, bỏ bú,... Lúc này cha mẹ hãy tránh cho con vận động nhiều mà hãy để trẻ nghỉ ngơi và chia nhỏ cữ bú để cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ, trẻ đã ăn dặm hãy bổ sung thêm thực phẩm bổ dưỡng để tăng đề kháng cho cơ thể.
- Nhịp thở
Cha mẹ cần lưu ý đến nhịp thở của con để phát hiện bất thường như: lõm ngực, khò khè, thở yếu,... tất cả đều là dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế.
- Chăm sóc vùng da vết tiêm
Nhiều trẻ sẽ bị tấy đỏ, sưng ở vùng da được tiêm. Cha mẹ không được dùng bất cứ vật gì đắp lên vùng da này để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho con. Hãy cho trẻ mặc đồ thoáng mát để không cọ xát làm tổn thương vùng da vừa tiêm.
- Mặc đồ rộng, thoáng
Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên cho con mặc đồ rộng và thoáng, hút mồ hôi tốt để trẻ dễ có điều kiện hạ nhiệt.
3. Trường hợp nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Cha mẹ không nên quá hoảng hốt để tìm mọi cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng vì hầu hết trường hợp sốt đều an toàn. Một số hiếm trường hợp cần đi cấp cứu khi có các biểu hiện sau:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C, đã uống thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng.
- Sốt kéo dài trên 3 ngày.
- Sốt trở lại sau khi đã ngưng trên 24 giờ.
- Trong 3 giờ liên tục trẻ thường xuyên quấy khóc.
- Trẻ bị co giật thành cơn, lơ ngơ, mệt lả, không có phản ứng khi cha mẹ gọi.
- Có phản ứng dị ứng: nổi mề đay; sưng ở mặt, cổ họng, miệng; ngứa,...
- Tím tái và khó thở.
- Vết đỏ nơi tiêm ngày càng lớn và đau trên 3 ngày.
Hy vọng những chia sẻ này đã giúp cha mẹ không còn băn khoăn về việc tìm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng. Nếu cần bất cứ vấn đề hỗ trợ y tế nào, cha mẹ có thể gọi trực tiếp đến hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành cùng cha mẹ trong quá trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe của trẻ sau tiêm phòng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!