Các tin tức tại MEDlatec
Cách sử dụng vitamin E như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất?
- 20/02/2020 | Vitamin E hỗ trợ sinh sản - điều không phải ai cũng biết
- 17/05/2020 | Mách bạn cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả
1. Vitamin E sử dụng trong những trường hợp nào?
Thiếu Vitamin E: Bổ sung thông qua đường uống khá đơn giản.
Rối loạn vận động có thiếu vitamin E: Tình trạng rối loạn vận động do di truyền khiến cơ thể thiếu vitamin E trầm trọng, cần đi khám và điều trị bổ sung vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong một số trường hợp cần phải bổ sung vitamin E để tăng hiệu quả điều trị
Bệnh Alzheimer: Uống vitamin E làm chậm đi quá trình mất trí nhớ của bệnh nhân Alzheimer ở mức trung bình, giúp cho người bệnh kéo dài khoảng thời gian tự chăm sóc trước khi cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Tuy nhiên cần phải lưu ý một điều đó là vitamin E không thể ngăn cản hoàn toàn quá trình phát triển của bệnh.
Bệnh Beta Thalassemia: Trẻ em mắc bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh nếu bổ sung vitamin E rất có lợi trong quá trình điều trị.
Bảo vệ mô lành trong quá trình hóa trị: Vitamin E kết hợp DMSO có hiệu quá trong việc ngăn ngừa các hóa chất trong quá trình xạ trị ngấm vào các mô xung quanh.
Tiền kinh nguyệt: Sử dụng vitamin E giúp giảm đi cảm giác căng thẳng ở những người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
Sử dụng vitamin E còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh võng mạc ở những trẻ sinh non.
Ngoài ra, còn một số trường hợp nên sử dụng vitamin E như: ung thư bàng quang, đau bụng kinh, xuất huyết nội sọ, xuất huyết não thất,...
2. Nên dùng vitamin E với liều lượng bao nhiêu là hợp lý
Cách sử dụng vitamin E theo từng độ tuổi thì liều lượng vitamin E tối thiểu cần thiết cũng khác nhau, cụ thể:
- Từ 1 - 3 tuổi: 6mg/ngày.
- Từ 4 - 8 tuổi: 7mg/ngày.
- Từ 9 - 13 tuổi: 11mg/ngày.
- Trên 14 tuổi: 15mg/ngày.
- Thai phụ: 15 mg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 19mg/ngày.
Lượng vitamin E tối đa mà từng độ tuổi có thể bổ sung trong một ngày, cụ thể như sau:
- Từ 1 - 3 tuổi: ≤ 200mg/ngày.
- Từ 4 - 8 tuổi: ≤ 300mg/ngày.
- Từ 9- 13 tuổi: ≤ 600mg/ngày.
- Từ 14-18 tuổi: ≤ 800mg/ngày.
- Trên 19 tuổi: ≤ 1000mg/ngày.
Những trường hợp cần bổ sung vitamin E cụ thể và thời gian dùng cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khi sử dụng vitamin E quá liều, cách sử dụng vitamin E không đúng có thể gây nên một số tình trạng như sau: phát ban, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy giảm thị lực, bầm tím và chảy máu.
Sử dụng vitamin E với liều lượng hợp lý để không gây nên những tác dụng phụ
3. Những trường hợp nào cần lưu ý khi sử dụng vitamin E
Phụ nữ mang thai: Tuy chưa có những nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng vitamin E với sức khỏe thai nhi, tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bệnh nhân đái tháo đường: Sử dụng vitamin E làm tăng nguy cơ bị suy tim, sử dụng liều cao phải hết sức chú ý.
Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Bệnh nhân có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ thì cần hết sức lưu ý khi sử dụng vitamin E vì có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Do vậy khi sử dụng vitamin E cần hết sức chú ý, tốt nhất nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cần lưu ý sử dụng vitamin E khi có tiền sử nhồi máu cơ tim
Thiếu vitamin K: Những bệnh nhân bị thiếu vitamin K trầm trọng nếu sử dụng thêm vitamin E thì chỉ làm tình hình tồi tệ hơn.
Chảy máu: Những bệnh nhân bị rối loạn đông cầm máu hoặc sắp phẫu thuật thì không nên sử dụng vitamin E. Bởi loại vitamin này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó hết sức thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp trên.
4. Những lưu ý khi sử dụng vitamin E kết hợp với thuốc
Vitamin E và Cyclosporine: Nếu bạn đang sử dụng thuốc Cyclosporine, thì việc kết hợp với vitamin E liều cao sẽ làm tăng khả năng hấp thu Cyclosporine, từ đó gây nên một số tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc chuyển hóa gan (Cytochrome P504 3A4): Khi kết hợp vitamin E với những thuốc chuyển hóa gan có thể làm giảm hiệu quả quả thuốc từ đó làm giảm hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc không nên sử dụng cùng vitamin E như sau: triazolam, itraconazole, lovastatin, fexofenadine,...
Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Như đã đề cập trên mục 3, vitamin E có ảnh hưởng đến những bệnh nhân đông cầm máu, do đó nếu sử dụng chung với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Các thuốc không nên sử dụng cùng vitamin E như sau: dalteparin, aspirin, ibuprofen, naproxen, warfarin, diclofenac, clopidogrel, heparin,...
Vitamin E có ảnh hưởng đến những bệnh nhân đông cầm máu do đó không nên sử dụng chung với thuốc
5. Một số loại thực phẩm chứa vitamin E
Ngoài sử dụng thuốc uống thì vitamin E cũng có thể bổ xung thông qua thực phẩm hàng ngày, điển hình một số loại sau:
Rau cải xanh: Chứa nhiều vitamin E và một số loại vitamin khác như A và C rất tốt cho cơ thể.
Hạnh nhân: Trong 100g hạnh nhân có chứa đến 26,2 mg vitamin E, bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc những sản phẩm từ hạt như dầu hoặc sữa.
Củ cải: Trong cải củ có chứa đến hơn 17% lượng vitamin E.
Dầu thực vật: Những loại dầu thực vật có nguồn gốc từ mầm lúa mì cung cấp lượng vitamin E cao nhất, một muỗng canh dầu lúa mì có thể cung cấp toàn bộ lượng vitamin E cần dùng trong một ngày. Ngoài ra sử dụng dầu hướng dương, dầu oliu, dầu dừa cũng là những sự lựa chọn tuyệt vời.
Đu đủ: Một quả đu đủ cung cấp cho bạn 17% lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày, ngoài ra trong đu đủ còn giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể.
Bơ thực vật: Mỗi muỗng canh bơ thực vật cung cấp đến 8mg vitamin E, hãy luôn đảm bảo bơ thực vật mình sử dụng có chứa thành phần là dầu ngũ cốc để hiệu quả được tốt hơn.
Ngoài ra còn một số loại thực phẩm như: Củ cải, khoai môn, xoài, kiwi, cà chua, rau chân vịt, hạt dẻ,...
Một số loại thực phẩm có chứa vitamin E
Vitamin E là khoảng chất quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần bổ sung vitamin E, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về Cách sử dụng vitamin E để hiệu quả đạt được cao nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!