Các tin tức tại MEDlatec
Cách thức nhận diện bệnh Cúm mùa, tránh nhầm lẫn với dịch viêm phổi cấp
1. Các loại cúm mùa thường gặp
1.1. Tổng quan về bệnh cúm mùa
Thời điểm giao mùa đông xuân thời tiết thay đổi thất thường, độ âm cao, nồm, nhiều mưa, ẩm ướt,... tạo điều cho các loại virus đường hô hấp trong đó có virus Cúm phát triển. Thêm vào đó, thời điểm này sức đề kháng của nhiều người cũng suy giảm, nhất là người già và trẻ em nên nguy cơ bị mắc Cúm mùa lại càng cao.
Mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho virus Cúm mùa hoạt động
Cúm mùa gồm 3 nhóm virus gây bệnh chính là A, B và C nhưng trong đó phổ biến hơn cả là Cúm A và Cúm B. Tùy thể nhẹ và nặng ở từng người mà triệu chứng của bệnh cũng có sự khác nhau nhưng chung nhất gồm: ho, nghẹt mũi, đau đầu, ớn lạnh, đau họng, nhức mỏi cơ thể, sốt, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, khó thở, tức ngực, chóng mặt,...
Nghiên cứu cho thấy trong số các trường hợp Cúm được xác nhận thì tỷ lệ mắc Cúm A chiếm khoảng 75%, còn Cúm B ít hơn - chỉ khoảng 25%. Cả 2 loại bệnh này đều rất dễ lây khi tiếp xúc với giọt bắn hoặc dịch tiết của người bệnh trong không khí lúc họ ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, nếu người bị nhiễm Cúm mùa chạm vào bề mặt bị nhiễm virus Cúm, người bình thường chạm phải bề mặt này sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình thì cũng bị lây bệnh. Thời gian lây nhiễm Cúm thường khoảng 3 - 4 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Xét về mức độ nặng thì Cúm mùa thường không nguy hiểm với những người khỏe mạnh nhưng nó lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhóm người nhất định. Nhóm này chủ yếu là: người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý mãn tính, người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi,...
1.2. Một số loại bệnh Cúm mùa điển hình
1.2.1. Cúm A
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do virus Cúm A gây ra, có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng theo cách lây lan của cúm thường: qua dịch tiết hoặc giọt bắn của người bệnh lưu lại trong không khí; tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng chứa virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt. Ngoài ra, dùng chung vật dụng với người bệnh cũng rất dễ bị lây nhiễm virus cúm A.Virus Cúm A gồm các chủng H1N1, H5N1 và H7N9. Những chủng này cũng có khả năng lây nhiễm cho động vật.
Cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan nhanh, dễ biến chứng viêm phổi, suy đa tạng
Cúm A/H1N1 tuy là chủng hiếm gặp hơn nhưng lại có tốc độ lây lan nhanh chóng, có thể gây viêm phổi và bội nhiễm, suy đa tạng và dẫn đến tử vong ở một số nhóm đối tượng nhiều nguy cơ với bệnh. Cúm H1N1 có thể không gây ra triệu chứng nào ở đối tượng người bệnh có sức đề kháng tốt. Thời gian ủ bệnh của loại Cúm này thường khoảng 1 - 2 ngày, sau đó sẽ gây ra các triệu chứng ban đầu tương tự các bệnh cúm thông thường: sốt, sổ mũi, đau đầu, hắt hơi, mệt mỏi, viêm họng,...
Người bị Cúm A/H1N1 nếu có thể trạng khỏe mạnh, đề kháng và miễn dịch tốt sẽ tự khỏi bệnh sau khoảng 2 - 3 ngày. Ở những người có hệ miễn dịch yếu như: người mắc bệnh mãn tính, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,... bệnh có thể tiến triển nhanh, nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
1.2.2. Cúm B
Khác với Cúm A, Cúm B không thể truyền sang động vật mà chỉ có thể truyền từ người sang người. Cúm B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường: ớn lạnh, sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, viêm họng, tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, đau bụng,... Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng gây ra viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết,... nặng nhất là có thể tử vong.
2. Tránh nhầm lẫn Cúm mùa và virus Covid-19
Cuối năm 2019, đầu 2020 thế giới ghi nhận sự xuất hiện của chủng virus mới mang tên Covid-19 (xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc). Loại virus này gây ra bệnh viêm phổi, có diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh với số ca tử vong liên tục tăng khiến nhân loại đứng trước nguy cơ đại địch.
Virus Covid-19 gây ra những triệu chứng tương đối giống Cúm mùa nhưng tốc độ lây lan nhanh gấp bội, biến chứng rất nguy hiểm
Người bị Covid-19 có những triệu chứng tương đối giống Cúm mùa nên rất nhiều người nhầm lẫn, hoang mang. Tuy nhiên, virus gây Cúm mùa đã được biết đến từ trước đó nên dễ dàng phán đoán, điều trị hơn; còn Covid-19 quá mới, chưa ai biết rõ về nó nên vô cùng khó kiểm soát.
Cả Cúm mùa gồm Cúm A, Cúm B và Covid-19 đều gây ra bệnh viêm hô hấp cấp với các triệu chứng điển hình như sốt, ho, đau cơ, đau họng, chảy nước mũi, nhức đầu, nghẹt mũi, mệt mỏi, một số ít trường hợp bị tiêu chảy và nôn mửa. Những triệu chứng này đột ngột xuất hiện nhưng với Cúm mùa thì dễ phán đoán hơn và dễ khỏi hơn còn Covid-19 thì mức độ nghiêm trọng và triệu chứng bệnh vẫn là một câu hỏi lớn.
Nghiên cứu gần đây được công bố vào 30/1/2020 trên tạp chí Lancet cho biết trong khoảng 100 người nhiễm Covid-19 có các triệu chứng điển hình là khó thở, sốt, ho; 5% trong số những bệnh nhân này có hiện tượng chảy nước mũi và đau họng; 1 - 2% có hiện tượng tiêu chảy, nôn và buồn nôn.
Theo tờ New York Times, R0 (hệ số lây nhiễm cơ bản) của cúm mùa là khoảng 1,3 nhưng đến nay vẫn chưa thể xác định R0 cho virus chủng Covid-19 gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán. Mức độ nguy hiểm của virus Covid-19 đã được công nhận khi 30/1/2020, WHO tuyên bố nó là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
3. Sàng lọc nguyên nhân gây Cúm mùa - giải pháp chẩn đoán bệnh, tránh hoang mang
Như đã nói đến ở trên, cả virus gây Cúm mùa đông xuân và virus Covid-19 đều khiến người bệnh có các triệu chứng giống nhau nên việc chẩn đoán lâm sàng là rất khó. Với mục tiêu chăm sóc tốt nhất sức khỏe và chung tay cùng cộng đồng đi qua mùa dịch, từ 04/2 đến 15/04/2020, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai Gói xét nghiệm sàng lọc bệnh mùa Đông Xuân.
Đây là gói xét nghiệm tại nhà được áp dụng cho khách hàng lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC ở miền Bắc và miền Trung. Thực tế áp dụng cho thấy gói xét nghiệm này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng:
Thực hiện xét nghiệm bởi gói Sàng lọc bệnh mùa đông xuân ở MEDLATEC được xem là giải pháp tối ưu để nhận diện chính xác Cúm mùa
- Khách hàng không cần phải đến bệnh viện vẫn có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh Cúm, tránh được tâm lý hoang mang lo sợ trong mùa dịch bệnh.
- Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại nhà, hạn chế tối đa nguy cơ lây chéo bệnh từ môi trường y tế đông người.
- Được nhân viên y tế tư vấn gói dịch vụ phù hợp với triệu chứng lâm sàng, tư vấn hướng xử trí nên khách hàng sớm tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, biết được tình trạng sức khỏe của mình và hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa Cúm mùa sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi đi ra nơi đông người, che miệng khi hắt hơi.
- Vệ sinh mũi họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
- Tiêm vacxin phòng bệnh Cúm mùa để tăng cường miễn dịch.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người bị nghi ngờ mắc cúm.
- Khi có các triệu chứng giống cúm như: hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt, đau ngực,... cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh Cúm mùa hay gói xét nghiệm trên đây, trong mọi thời điểm, đừng ngần ngại, hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56, nhân viên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng hỗ trợ tận tình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!