Các tin tức tại MEDlatec
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
- 04/05/2023 | Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh: nên lựa chọn, sử dụng như thế nào?
- 04/05/2023 | Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không? Làm thế nào để khắc phục?
- 05/05/2023 | Cảnh báo suy hô hấp ở trẻ sơ sinh các mẹ chớ nên bỏ qua
- 08/05/2023 | Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử trí phù hợp
1. Khi nào cần cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh?
- Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh mang lại một số lợi ích như sau:
+ Làm sạch khoang mũi và cải thiện tình trạng sổ mũi và ngạt mũi của trẻ.
+ Phòng tránh những bệnh về đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, giảm tình trạng kích ứng mũi,...
+ Khi khoang mũi được làm sạch, thông thoáng, bé cũng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Có nhiều cách vệ sinh mũi cho trẻ
- Nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào?
Việc làm sạch khoang mũi cho trẻ mang lại nhiều lợi ích nhưng không nên lạm dụng để tránh gây phản tác dụng. Tốt nhất cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho con trong các trường hợp sau:
+ Trẻ có biểu hiện bị tắc mũi, chất nhầy ở mũi đặc quánh lại và không thể tự chảy ra bên ngoài.
+ Bé bị nghẹt mũi, thở khò khè vì có quá nhiều chất nhầy và đờm bên trong mũi.
+ Ngoài ra những trường hợp trẻ bị viêm mũi cũng cần được vệ sinh mũi thường xuyên.
Lưu ý, dù bé thuộc nhóm đối tượng cần vệ sinh mũi thường xuyên hơn, mẹ cũng không nên rửa mũi quá nhiều lần cho con để tránh tình trạng mũi của trẻ khô hơn, bị tổn thương nhiều hơn, làm mất đi độ ẩm cần thiết và khiến con cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn. Tốt nhất mẹ hãy vệ sinh mũi cho con từ 2 đến 5 lần mỗi ngày.
2. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
2.1. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý là cách mà rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng. Để thực hiện đúng cách và mang lại những lợi ích tốt nhất cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
- Đầu tiên, cho bé nằm trên giường và đồng thời nghiêng đầu bé sang một bên. Để rửa mũi dễ dàng hơn, mẹ nên dùng một tấm khăn mỏng để kê cao đầu của bé. Tuy nhiên, chỉ kê cao vừa đủ, nếu kê quá cao có thể khiến nước muối sinh lý bị chảy ngược ra ngoài.
- Sau khi đã cho bé nằm đúng tư thế, mẹ tiến hành nhỏ từ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Cần chờ khoảng vài phút để nước muối sinh lý tác động và khiến các chất nhầy trong mũi loãng ra. Sau đó, mẹ dùng tăm bông để thấm hút, loại bỏ dịch nhầy bên trong mũi của trẻ.
- Trường hợp vẫn còn có nhiều dịch nhầy bên trong mũi của trẻ thì có thể nhỏ thêm nước muối sinh lý đến khi mũi trẻ được thông thoáng. Trong quá trình rửa mũi cho con, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh gây tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ.
- Sau khi đã rửa mũi xong, mẹ nên dùng khăn sạch và mềm để lau bên ngoài mũi của trẻ.
- Mẹ tuyệt đối không được lạm dụng nước muối sinh lý vì những lý do dưới đây:
+ Dù mũi trẻ không có vấn đề gì đáng lo ngại hay trẻ đang bị nghẹt mũi, tắc mũi thì lạm dụng nước muối sinh lý vẫn có thể khiến cho lớp dịch tự nhiên có tác dụng bảo vệ niêm mạc mũi bị mất đi. Đây chính là nguyên nhân khiến mũi của trẻ bị khô rát, viêm nhiễm. Lạm dụng nước muối sinh lý và vệ sinh sai cách còn có thể khiến trẻ bị đau, viêm tai giữa hay chảy máu,...
+ Nước muối sinh lý còn được dùng để rửa mắt cho trẻ trong 3 tháng đầu đời. Đây là giai đoạn trẻ chưa có đủ nước mắt để tự làm sạch mắt. Vì thế, việc dùng nước muối sinh lý lúc này là hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu lạm dụng nước muối sinh lý, có thể khiến mắt bị khô, ảnh hưởng đến thị lực của bé.
2.2. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng những phương pháp khác
- Dùng bóng hút:
+ Mẹ cho trẻ nằm ngửa và thực hiện vệ sinh từng bên mũi.
+ Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ và chờ vài phút.
+ Bóp quả bóng hút để đẩy không khí ra bên ngoài. Tiếp đó đặt đầu bóng hút vào mũi trẻ và thả tay để hút dịch nhầy từ mũi.
Rửa sạch công cụ hút mũi trước khi thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ
+ Sau đó lấy bóng ra và thực hiện bóp để đẩy khí và dịch ra ngoài.
+ Thực hiện động tác này lặp lại khoảng 2 đến 3 lần cho đến khi mũi của trẻ đã sạch sẽ và thông thoáng.
+ Trước khi thực hiện, mẹ cần vệ sinh tay và bóng hút mũi thật sạch sẽ.
- Dùng chai xịt phun sương
+ Trước khi áp dụng phương pháp này, mẹ cần dùng giấy ăn sạch và mềm, cuộn nhỏ lại và đưa vào mũi để thấm hút bớt dịch nhầy trong mũi trẻ.
+ Sau đó xịt mỗi bên mũi khoảng 1 đến 2 lần.
+ Nên lựa chọn loại chai có tia xịt nhẹ nhàng để tránh làm trẻ bị đau mũi và hoảng sợ.
- Bơm rửa mũi: Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh này sẽ được thực hiện như sau: Một bên mũi sẽ được bơm mũi vào và sau đó chất nhầy từ mũi sẽ được chảy ra bên kia. Tuy nhiên, phương pháp này thường rất khó thực hiện, đặc biệt khi trẻ không hợp tác như giãy đạp, quấy khóc,... khi đang vệ sinh, còn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
3. Một số lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi trẻ bú mẹ
- Thời điểm rửa mũi cho trẻ phù hợp nhất là trước khi cho bé ăn. Nếu thực hiện khi bé vừa ăn xong, có nguy cơ gây nôn trớ. Bên cạnh đó còn có thể thực hiện rửa mũi trước khi đi ngủ. Không nên rửa mũi khi trẻ đang ngủ để tránh nguy cơ viêm đường hô hấp do nước muối đọng lại và chảy ngược vào họng, tai.
- Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh mũi chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Dụng cụ vệ sinh mũi cần được vệ sinh sạch sẽ.
- Trước khi rửa mũi cho trẻ cũng cần làm sạch tay.
Trên đây là một số thông tin về cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Để được tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ và có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, mời các bậc cha mẹ liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!