Các tin tức tại MEDlatec
Cảnh báo dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi cha mẹ cần biết
- 01/10/2023 | Trẻ bị sặc sữa lên mũi thở khò khè: nguyên nhân và cách xử trí
- 06/02/2023 | Bé sơ sinh bị sôi bụng kèm nôn trớ là dấu hiệu của bệnh gì?
- 06/05/2023 | Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?
- 01/09/2023 | Trẻ sơ sinh hay bị trớ là do đâu, khắc phục bằng cách nào?
1. Trẻ bị sặc sữa vào phổi và nguyên nhân cần biết
Sặc sữa vào phổi xảy ra khi sữa tràn vào phế nang làm giảm khả năng trao đổi khí, khiến trẻ thiếu oxy, gây tổn thương phổi và có thể dẫn đến viêm phổi. Việc tắc nghẽn đường thở khiến trẻ bị thiếu oxy trầm trọng, gây tổn thương não và các cơ quan nội tạng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ bị sặc sữa vào phổi là tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời
Khi thở, không khí đi qua mũi miệng, xuống khí quản và vào phổi. Tại vùng họng, có một bộ phận gọi là nắp thanh thiệt, nằm ngay trên khí quản, có nhiệm vụ ngăn cản thức ăn và đồ uống xâm nhập vào khí quản khi trẻ nuốt. Nếu quá trình phối hợp này không hiệu quả hoặc trẻ có bất thường trong khả năng nuốt, việc sặc sữa sẽ dễ dàng xảy ra.
Hầu hết các trường hợp trẻ bị sặc sữa vào phổi thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tư thế bú sai, kết hợp với các hoạt động khác như chơi đùa, ngủ... Những tình huống này làm tăng nguy cơ sặc sữa, đặc biệt khi trẻ bú khi quá đói hoặc bú quá nhanh;
- Dòng sữa xuống quá nhanh, bé không thể kiểm soát được lượng sữa khi nuốt. Đặc biệt ở trẻ bú bình, nếu mẹ chọn bình có núm vú có lỗ quá to, trẻ sẽ không kịp nuốt sữa, dẫn đến tình trạng sữa trào lên mũi và xuống phổi gây sặc. Tình trạng này cũng có thể xảy ra với trẻ bú mẹ, khi cơ thể mẹ kích thích, tăng sản xuất oxytocin, khiến sữa tiết ra nhanh và nhiều hơn;
- Cơ chế nuốt của trẻ bị ảnh hưởng do các bất thường ở miệng, lưỡi, vòm họng, màn hầu;
- Trẻ mắc các bất thường về thần kinh hoặc chậm phát triển;
- Trẻ sinh non và từng trải qua các can thiệp y tế như mở khí quản, đặt ống nội khí quản…
2. Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi
Trẻ bị sặc sữa vào phổi có thể xảy ra bất ngờ trong hoặc sau khi bú, đòi hỏi phải xử lý nhanh chóng. Cha mẹ cần nhận diện nhanh những dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi như sau:
- Ho, sặc sụa hoặc nghẹn tím tái khi bú;
- Trẻ khóc thét, hốt hoảng, khó thở;
- Gặp khó khăn khi thở;
- Nhịp thở của trẻ trở nên bất thường hoặc ngừng thở đột ngột;
- Xuất hiện các bất thường sau khi bú như sữa trào ra từ mũi - miệng, nôn, sốt, nhăn mặt, vặn người…;
- Da trở nên tím tái.
Cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi để ứng biến kịp thời
Việc chậm trễ trong việc xử lý sặc sữa có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, khó lường. Nếu tình trạng nhẹ, chất lỏng còn đọng lại trong phổi có thể gây ra các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản tái phát. Ngược lại, nguy cơ tử vong có thể xảy ra trong các trường hợp nặng.
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, việc đưa trẻ đến bệnh viện là điều cần thiết để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Một số kỹ thuật hiện đại kết hợp với quá trình thăm khám lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng này.
3. Xử lý khi trẻ bị sặc sữa vào phổi như thế nào?
Nhận thấy trẻ khó thở do sặc sữa, cha mẹ cần bình tĩnh và áp dụng ngay các biện pháp sơ cứu thích hợp. Cha mẹ không được chần chừ, hãy liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời.
Trẻ bị sặc sữa vào phổi cần được hút sạch sữa và các chất sặc trong miệng, mũi và đường thở bằng các dụng cụ chuyên dụng càng nhanh càng tốt hoặc dùng miệng để hút. Lưu ý, mẹ nên hút chất sặc trong miệng trước, sau đó mới đến mũi.
- Bước 1: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào vị trí giữa 2 xương bả vai của trẻ ở tư thế nằm sấp giúp tạo áp lực và đẩy sữa bị trào ngược ra khỏi đường thở;
- Bước 2: Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp diễn tình trạng khó thở và tím tái, cha mẹ cần ngay lập tức đặt con nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Tiếp theo, cha mẹ thực hiện động tác dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ấn mạnh 5 lần ở nửa dưới xương ức, dưới đường nối giữa 2 ngực khoảng 1 – 2cm. Lặp lại động tác này cho đến khi trẻ có dấu hiệu thở đều thì dừng lại.
Cha mẹ lưu ý thao tác sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa
Ngoài ra cha mẹ cũng nên lưu ý một số những điều quan trọng sau để phòng tránh tình trạng trẻ bị sặc sữa vào phổi:
- Mẹ hãy tạo một không gian thoải mái và yên tĩnh để bé có thể tập trung vào việc bú sữa mà không bị gián đoạn. Không nên cho trẻ bú khi đang ho, khóc, cười hoặc ngủ;
Cho trẻ bú đúng tư thế để tránh tình trạng trẻ bị sặc sữa vào phổi
- Khi sử dụng bình sữa, mẹ nên chọn loại bình có kích thước núm ti phù hợp với trẻ. Nếu bú mẹ, mẹ có thể dùng hai ngón tay để kiểm soát dòng sữa chảy ra, giúp trẻ bú dễ dàng hơn;
- Mẹ hãy cho bé bú theo nhu cầu của trẻ, không ép trẻ ăn quá no.
Những dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi được nêu trên đây hy vọng giúp cha mẹ có thông tin hữu ích trong việc nhận biết và phản ứng kịp thời nếu trẻ không may rơi vào tình huống này. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị sặc sữa, cha mẹ hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn hướng xử trí hiệu quả và an toàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!